I can’t breathe – Tôi không thở được. Câu nói gây ám ảnh trong vài ngày qua không chỉ ở Mỹ mà còn ở khắp nơi trên thế giới.
Hành động của một cảnh sát da trắng ở Minneapolis, Minnesota ghì gối lên cổ George Floyd, 46 tuổi gây ra cái chết cho người đàn ông da màu này ngày 25/5 được cho đã châm ngòi, thổi bùng lên giận dữ của người da màu và đã châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình ở nhiều bang nước Mỹ. George Floyd bị cảnh sát đè cổ đến chết trong lúc bắt giữ vì bị nghi ngờ phạm tội giả mạo, điều khiến dư luận căm phẫn chính là nạn phân biệt chủng tộc bấy lâu nay luôn tồn tại trong lòng nước Mỹ khi George Floyd là người da màu. Sau khi sự việc xảy ra, bốn cảnh sát đã bị bắt giữ liên quan đến việc bất dữ khiến đối tượng tình nghi chết. Người gây ra cái chết cho Floyd đã bị cáo buộc tội danh giết người cấp độ 3, còn những người kia bị sa thải nhưng không bị buộc tội. Những cuộc biểu tình trên phần lớn các bang đã thực sự bùng nổ mạnh mẽ từ ngày 30/5 với hàng nghìn người biểu tình bất chấp lệnh giới nghiêm của Chính phủ Mỹ, thậm chí nhiều bang đã sử dụng đến cả lực lượng vệ binh quốc gia.
Đây không phải lần đầu tiên, vấn nạn phân biệt chủng tộc bị lên án tại Mỹ. Đã có rất nhiều vụ việc chứng minh cho thấy rằng tại Mỹ vẫn luôn tồn tại một tư tưởng phân biệt sắc tộc. Vụ việc xảy ra lần này dường như chỉ là “giọt nước tràn ly”. Những tưởng ở cái xứ sở mà luôn vỗ ngực tự hào, to giọng rao giảng về tự do, dân chủ cho nhiều quốc gia khác, thì sự “văn minh” của họ phải đạt đến tầm cao như thế nào. Nhưng hiện trạng xã hội đã phơi bày sự thật trần trụi về cái mác “xứ sở tự do” ở Mỹ, dân thì bức xúc, tổng thống thì trốn vào hầm trú ẩn.
Hành vi phạm tội cướp bóc, phá hoại dĩ nhiên không ai ủng hộ. Nhưng cũng không phải vì người ta vi phạm pháp luật mà cảnh sát có thể muốn làm gì thì làm. Sự việc đã diễn ra vài ngày nay nhưng tới thời điểm này, tuyệt nhiên vẫn chưa thấy bóng dáng của một tổ chức nhân quyền, hay các “nhà nhân quyền học” nào trên thế giới hay ở Mỹ lên tiếng. Những cái tên to mồm như “Người Bảo vệ Nhân quyền” Defend the Defender (DTD), Ân xá quốc tế (AI), Phóng viên không biên giới (RSF), Cơ quan Truyền thông Toàn cầu của Mỹ (USAGM), thậm chí là tổ chức Nhân quyền Human Rights Foundation (HRW), thường xuyên lên tiếng xuyên tạc, vu cáo các vấn đề diễn ra ở các nước khác, trong đó có Việt Nam, nay cũng im thin thít.
Ở trong nước thì không thấy những thành phần cuồng Mỹ ỏ ê gì đến mẫu quốc. Các anh chị mồm loe vẫn thường lấy hình mẫu Mỹ ra để ép vào Việt Nam, lúc nào cũng Việt Nam thì xấu, Mỹ thì tốt, sao giờ không thấy ý kiến gì nhỉ? Lướt qua các hội nhóm trên mạng xã hội của các vị dân chủ nửa mùa này cũng hiếm khi thấy tí thông tin nào liên quan đến tình hình ở mẫu quốc. Thế mới thấy, các cụ nói cấm có sai “bụt chùa nhà không thiêng”.
Các tổ chức nhân quyền mang danh phi chính phủ, các thành phần cấp tiến trong nước cứ tưởng đâu luôn mang tư tưởng tốt đẹp, thế nhưng “cháy nhà mới ra mặt chuột”. Mỹ vẫn luôn dùng nguồn tài chính mạnh mẽ của mình để thao túng các tổ chức “phi chính phủ”. Bởi nếu các tổ chức kể trên thực sự ra đời dựa trên tôn chỉ bảo vệ quyền và lợi ích của con người thì giờ này trước thực trạng loạn như vậy đã thấy nhan nhản các mục “lên tiếng”, “kêu gọi”, “thư ngỏ”…
Thế nên, khi mà báo chí khắp nơi trên thế giới càng tích cực đưa tin về tình hình hỗn loạn tại Mỹ, thì lúc đó lại càng làm sáng tỏ bản chất không khách quan, dân chủ của các tổ chức “dân chủ, nhân quyền”, đồng thời các thành phần dân chủ cuội trong nước, phản động lưu vong cũng hết đất để mà bấu víu ăn theo.
Người da màu trên đất Mỹ vẫn luôn phải chịu vấn nạn phân biệt chủng tộc, nhưng khi mà họ bị “đè đầu, cưỡi cổ” lại không thấy những tổ chức “quốc tế” nào về nhân quyền lên tiếng bảo vệ. Vậy ở trên cái xứ sở Mỹ “tự do” ai sẽ là người bảo vệ được họ, khi mà sự tự do dường như chỉ dành cho người da trắng?
LION
Nguồn: Nhân quyền Việt Nam