Ngày 15/05/2020, Chính phủ Việt Nam đã công bố quyết định thí điểm thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn (vốn được thành lập từ năm 2007). Trong 3 khu kinh tế trọng điểm của Việt Nam (gồm Vân Phong, Phú Quốc, Vân Đồn); Vân Đồn là khu kinh tế duy nhất nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang – một vành đai” kinh tế Việt – Trung, hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN – Trung Quốc, hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore, và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Với tính chất như vậy, khu kinh tế Vân Đồn dễ gây liên tưởng đến Dự luật Đặc khu Kinh tế năm 2018, đến chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, và đến việc Trung Quốc đang gia tăng các động thái xâm chiếm trên Biển Đông.
Vì vậy, trong tuần thứ 3 của tháng 05/2020, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã đưa tin sai và tuyên truyền phản đối quyết định này; với dụng ý khơi dậy làn sóng chỉ trích, biểu tình, bạo động tương tự lần phản đối Dự luật Đặc khu Kinh tế năm 2018.
Đáng chú ý, trong cuộc phỏng vấn của BBC hôm 22/05/2020, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và TS Nguyễn Chí Hiếu lần lượt đại diện cho 2 luồng quan điểm khác nhau, là phản đối và ủng hộ sự tồn tại của khu kinh tế Vân Đồn. Cả hai luồng quan điểm đều đưa ra yêu sách liên quan đến sự hoạt động của khu kinh tế Vân Đồn trong thời gian sắp tới:
Phản đối khu kinh tế Vân Đồn
|
Ủng hộ khu kinh tế Vân Đồn | |
Tóm tắt quan điểm |
_ Cho rằng khu kinh tế Vân Đồn lợi bất cập hại, do liên quan đến Trung Quốc trong những vấn đề như Dự luật Đặc khu Kinh tế 2018, sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”, tranh chấp trên Biển Đông…_ Đề nghị thắt chặt khu kinh tế trên nhiều phương diện, hoặc dẹp bỏ nếu cần thiết.
_ Dọa rằng sẽ hồi sinh phong trào phản đối.
|
_ Cho rằng khu kinh tế Vân Đồn có lợi, vì giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài nhân làn sóng bài Trung trên toàn cầu trong và sau dịch COVID-19._ Đề nghị điều chỉnh các luật và quy định liên quan đến khu kinh tế theo hướng đảm bảo an ninh quốc phòng, không thiên vị Trung Quốc so với các nước khác.
|
Giải thích quan điểm |
_ Chính phủ lén thông qua Dự luật Đặc khu Kinh tế bằng cách thành lập khu kinh tế Vân Đồn. Đây là một quyết định thiếu minh bạch, do được thông qua mà không lấy ý kiến người dân và Quốc hội; đồng thời nội dung cụ thể bị che giấu._ Kinh tế Việt Nam quá lệ thuộc vào Trung Quốc, khu kinh tế Vân Đồn (nằm sát Trung Quốc) chỉ góp phần gia tăng sự lệ thuộc đó. Trong dịch COVID-19, cả thế giới đang tìm cách giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam phải “thoát Trung” theo xu hướng của thế giới.
_ Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xâm chiếm Biển Đông, việc lập khu kinh tế Vân Đồn sẽ đe dọa an ninh quốc phòng trong bối cảnh đó.
|
_ Những lời kêu gọi “thoát Trung” triệt để là thiếu thực tế, do hai nước Việt-Trung có số phận gắn chặt với nhau suốt hàng nghìn năm, và Trung Quốc đang là một trong những bạn hàng lớn của Việt Nam. Đây là mối quan hệ phức tạp, việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền phải đặt song song với việc hợp tác kinh tế._ Có thể giữ các khu kinh tế nếu điều hành chúng trên nguyên tắc công bằng, không thiên vị Trung Quốc so với các quốc gia khác.
_ Các khu kinh tế như Vân Đồn sẽ giúp Việt Nam thu hút các nhà đầu tư đang muốn rời Trung Quốc sau đại dịch. |
Yêu sách | _ Làm rõ quyền hạn của Ban Quản lý và những cơ quan giám sát Ban Quản lý._ Bỏ các đề án của đặc khu Vân Đồn, mà trước đây được đính kèm theo Dự luật Đặc khu như một phụ lục. VD: những chi tiết như “cho thuê đất 99 năm”; “những người ở các nước có chung biên giới với Quảng Ninh được tự do ra vào, được mua nhà cửa”; “cho nước ngoài đầu tư nhà máy điện hạt nhân, đầu tư sản xuất quân trang quân dụng”…
_ Dẹp bỏ khu kinh tế Vân Đồn nếu tình hình Biển Đông căng thẳng, hoặc nếu dịch COVID-19 khiến các casino không sinh lãi. |
_ Minh bạch thông tin về khu kinh tế Vân Đồn, và trao đổi về các bước tiếp theo tại Quốc hội._ Đảm bảo rằng các đặc khu tuân thủ pháp luật Việt Nam trong các vấn đề tiền tệ, hành chính, nhập cảnh, công đoàn…; nhằm bảo vệ chủ quyền và an ninh kinh tế tại đặc khu.
_ Điều hành khu kinh tế Vân Đồn trên nguyên tắc công bằng, không thiên vị Trung Quốc so với các quốc gia khác. Cụ thể, “luật lệ Việt Nam được áp dụng đồng đều; mở cửa cho nhiều nhà đầu tư và có sự khống chế về tỷ lệ ngay từ đầu, ví dụ 80% đầu tư từ Trung Quốc là không hợp lý”. |
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến:
Thứ nhất, luồng ý kiến phản đối khu kinh tế Vân Đồn, do bà Phạm Chi Lan đại diện, đang vin vào một lượng lớn thông tin sai. Trong thực tế, khu kinh tế Vân Đồn đã được thành lập từ năm 2007 và hoạt động suốt nhiều năm, chứ không phải được thành lập vào năm 2020 như họ nói. Chính phủ cũng không che giấu thông tin về các quyết định mới liên quan đến Vân Đồn: Nghị quyết số 102/NQ-CP (về việc thành lập Ban Quản lý Khu Kinh tế Vân Đồn) đã được đăng lên các kênh thông tin của Chính phủ từ ngày 14/11/2019, và Quyết định số 544/QĐ-TTg (về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý) đã được đăng từ ngày 21/04/2020. Trong khi bà Phạm Chi Lan đòi Chính phủ làm rõ quyền hạn của Ban Quản lý và những cơ quan giám sát Ban Quản lý, vấn đề này thực ra đã được làm rõ trong Quyết định số 544/QĐ-TTg:
Thứ hai, nếu cố giữ nước bằng cách đóng cửa biên giới, như lời khuyên của bà Phạm Chi Lan, Chính phủ Việt Nam sẽ phạm phải sai lầm của triều Nguyễn khi đối diện với người Pháp. Một quốc gia nhỏ yếu như Việt Nam không thể không gắn việc bảo vệ chủ quyền với việc phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác quốc tế. Bối cảnh này khiến các khu kinh tế như Vân Đồn trở nên hữu dụng; và phương án của ông Nguyễn Chí Hiếu, là “điều hành khu kinh tế Vân Đồn trên nguyên tắc công bằng, không thiên vị”, sẽ đáng lắng nghe hơn nhiều so với phương án cực đoan mà bà Phạm Chi Lan đang đề xuất.
VKL
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ