Mỹ và các nước đồng minh được xem là chủ nhân của những màn kịch “cách mạng màu sắc” hay “cách mạng đường phố” nhằm tiến hành các cuộc biểu tình bất bạo động dần leo thang thành các cuộc biểu tình có vũ trang, dẫn đến bạo loạn, cướp chính quyền sở tại. Đích cuối cùng chính là lật đổ chế độ, một nhà nước được họ xem là thù địch hoặc không thân thiện và thay vào đó là chính quyền thân Mỹ và phương Tây, luôn phục tùng để chia sẻ những lợi ích từ nguồn “tài nguyên” quốc gia sở tại.
Thế nhưng, người đời có câu “gieo nhân nào thì gặp quả nấy”, họ chuyên đứng sau giật dây, dàn dựng kịch bản các cuộc cách mạng đường phố, để rồi ăn chia “lợi lộc” mà không màng đến cuộc sống của những người dân vô tội. Theo quy luật đó, những ngày qua, nước Mỹ đã bị “nghiệp quật” khi đã có ít nhất 25 thành phố ở 16 bang phải áp đặt lệnh giới nghiêm trong bối cảnh làn sóng biểu tình phản đối lan rộng ở Mỹ, sau vụ George Floyd chết vì bị một cảnh sát đè lên cổ.
Các cuộc biểu tình diễn ra tại Mỹ
Đến thời điểm hiện tại, nước Mỹ đang gánh chịu hai “cơn bão táp” có cường độ nguy hiểm không thua kém gì nhau là đại dịch Covid 19 và các cuộc bạo động. Theo các chuyên gia hai cơn bão này sẽ có sự tương tác hỗ trợ cho nhau nếu như các cuộc bạo loạn tại nước này không sớm được dập tắt, theo đó dịch bệnh Covid 19 không những không được kiểm soát mà số ca nhiễm còn có khả năng tăng vọt trong những ngày tới.
Còn hiện tại, các cuộc bạo động đã lan rộng tại nhiều thành phố ở Mỹ đã gây những hậu quả khôn lường, bất chấp sự cảnh báo của. Nhiều xe hơi đã bị đốt cháy ở New York, Seattle và Philadelphia. Ở Los Angeles, người biểu tình đập phá kính chắn gió của xe cảnh sát, phóng hoả chốt an ninh của cảnh sát bên ngoài một trung tâm thương mạng, và hôi của từ các cửa hiệu Nordstrom và Ray Ban.
Hình ảnh từ các cuộc bạo động tại Mỹ
Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và đạn cao su cũng như dùi cui để đối phó với người biểu tình. Ban đầu, các cuộc biểu tình và tuần hành diễn ra ôn hoà nhưng chuyển sang trạng thái bạo lực vào tối thứ năm. Tại thành phố Oakland bang California, một nhân viên hợp đồng của Bộ An ninh Nội địa đã tử vong sau khi bị bắn từ một chiếc xe đi qua vào tối ngày 29/5, theo FBI. Bạo lực sau đó diễn ra ở Minneapolis và St. Paul, khi người biểu tình đốt phá và ném gạch vào nhân viên an ninh.
Chính quyền địa phương đã phải sử dụng toàn bộ lực lượng vệ binh quốc gia của bang. Thống đốc Tim Walz cho biết đây là lần huy động quân số lớn nhất trong lịch sử bang Minnesota, nhưng như vậy theo ông vẫn là “chưa đủ”.
Câu chuyện về cái chết tức tưởi của George Floyd chết vì bị một cảnh sát đè lên cổ chẳng qua là giọt nước làm tràn ly. Mọi việc đều có thể giải quyết ổn thỏa khi chính quyền đã xử lý nghiêm những nhân viên cảnh sát liên quan. Nhưng không, bạo loạn đã diễn ra. Sự bức xúc của nạn phân biệt chủng tộc đã âm ỉ bấy lâu nay, nhân vụ việc này đã có những thế lực châm ngọn lửa để sự bức xúc đó bùng cháy thành một cơn cuồng nộ ghê gớm như chúng ta thấy.
Cảnh sát Mỹ đụng độ với những người biểu tình
Nói như vậy, nghĩ là nước Mỹ đang trở thành “nạn nhân” của một âm mưu thực hiện “cách mạng đường phố” khi mới đầu các cuộc tuần hành ban đầu là ôn hoà, và việc những người biểu tình giận dữ trước cái chết của ông George Floyd là có thể thông cảm được. Nhưng sau đó, theo thống đốc của Bang, mọi thứ đã biến thành hành động phá hoại được thúc đẩy bởi những người cực đoan, muốn gây bất ổn cho thành phố và phá hoại xã hội dân sự.
“Những gì diễn ra đêm qua không phải vì cái chết của George Floyd hay sự bất bình đẳng, hay là vì những tổn thương lịch sử với cộng đồng người da màu của chúng ta”, ông Walz tuyên bố và nói thêm rằng hầu hết người kích động bạo lực đến từ bên ngoài bang, và những kẻ theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng có thể liên quan đến việc này.
Bộ trưởng Tư pháp William Barr cho rằng tại một số thành phố, có vẻ như làn sóng bạo lực đã được lên kế hoạch và tổ chức bởi “những người cực tả vô chính phủ”, và Bộ Tư Pháp sẽ truy tố những người đi từ bang này đến bang khác để tham gia bạo động.
Tất cả chẳng qua mới chỉ là phỏng đoán, cho đến hiện tại, chưa có cơ sở nào để kết luận chính xác ai đứng sau làn sóng bạo lực đang diễn ra. Mọi thứ sẽ dần lộ ra sau khi cảnh sát xem xét hồ sơ của những trường hợp bị bắt. Nhưng chắc chắn một điều theo thuyết nhân quả thì những gì đang xảy ra tại nước Mỹ chính là cái nghiệp mà giới chức lãnh đạo đất nước họ đã mang tới vì suốt chiều dài lịch sử của nước Mỹ, họ đã mang mang oán hờn và mang tang thương đến biết bao đất nước, biết bao dân tộc trên thế giới. Do đó, nước Mỹ hãy thôi trò đi can thiệp công việc nội bộ các quốc gia độc lập trên thế giới và chấm dứt ngay chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm lật đổ các quốc gia được xem là “thù địch”, vì còn tiếp tục thì chính người dân Mỹ sẽ phải gánh chịu những đau thương không kém.
Mã Phi Long
Nguồn: Bản tin Dân chủ