Theo tôi, sự việc không đáng tốn nhiều giấy mực đến thế và càng không đáng ồn ĩ đến như thế.
Vụ bà mẹ tố cáo cô chủ nhiệm ở trường Tiểu học Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) đánh con mình bầm tím môi vì làm toán sai. Cô chủ nhiệm nói rằng, cô không làm thế, nhưng bà mẹ thì tin con nên yêu cầu nhà trường làm rõ.
Hiệu trưởng nhà trường xác nhận có sự việc phụ huynh của trường khiếu nại về thông tin cô giáo bạo hành học sinh tại lớp. Tuy nhiên đến hiện tại, không có bằng chứng để khẳng định điều này.
Hiệu trưởng nói: “Chúng tôi không cổ xúy và bao che cho hành vi đó. Tuy nhiên, đây là danh dự của nhà giáo, nhà trường và danh dự của gia đình học sinh thì mời công an vào cuộc cho khách quan. Sau khi có kết quả điều tra của cơ quan công an, nếu giáo viên của trường sai, chúng tôi sẽ có hình thức xử lý và thông tin công khai đến dư luận”.
Bà mẹ học sinh đã gửi đơn đến công an yêu cầu điều tra làm rõ.
Hôm qua 27/5, cơ quan công an gửi thông báo đến trường và gửi đến phụ huynh kết quả giám định: “Các chạm vết thương phần mềm vùng mặt của học sinh N.M.H không tổn thương xương, hiện không để lại sẹo và không để lại vết biến đổi sắc tố da. Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 không có chương mục nào quy định cho điểm tỉ lệ tổn hại sức khỏe với các chạm thương này.
Kết quả đó có nghĩa, những vết trên môi và tai của cháu như trong hình không phải là quá nghiêm trọng. Nhưng nó có ý nghĩa so sánh với lời khai của cháu ở cơ quan công an trước sự giám hộ của gia đình.
Chưa biết kết quả điều tra sẽ như thế nào, nhưng sự vụ làm tốn thời gian, công sức của cơ quan điều tra, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường, danh dự, uy tín của nhà giáo. Một việc rất nhỏ mà phải làm lớn chuyện là điều không nên bởi nó là miếng mồi ngon cho những kẻ xấu tấn công chế độ. Nếu chỉ là một lời nói phản ánh hoặc cảnh báo vụ việc tới nhà trường thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Bất cứ bên nào cay cú ăn thua trong vụ việc này cũng là người thất bại và người thiệt thòi nhất là cháu bé.
Cá nhân tôi nghĩ việc điều tra không khó vì ngoài việc so sánh kết quả giám định thương tật trên môi và tai cháu bé với lời khai, lời kể của cháu thì công an có thể hỏi ngay học sinh trong lớp. Tôi cũng chắc chắn phụ huynh của em cũng đã hỏi kỹ từng học sinh trong lớp để biết con mình có bị đánh hay không. Nếu cô chủ nhiệm đánh cháu, chắc chắn học sinh đã kể.
Tôi không nói rằng chị phụ huynh bênh con và việc yêu cầu công an điều tra là quá đáng, nhưng còn nhiều cách để làm rõ sự việc. Đẩy sự việc đi xa bằng cách tung lên mạng và sử dụng truyền thông làm phương tiện hỗ trợ chỉ để chứng minh rằng cô đã dùng tay tát con mình, dùng sách đập vào mặt và để rồi thỏa mãn cái tôi là cô bị đuổi việc sẽ không phải lựa chọn khôn ngoan. Con cái được bố mẹ bao bọc, được chứng kiến bộ mẹ xả thân như thế sau này sẽ ra sao trước những biến cố cuộc đời?
P/s: Bức ảnh mà gia đình và báo chí đăng tải phản ánh vết thương ở tai và môi của cháu N.M.H. Bằng trực giác nó không nghiêm trọng tới mức đẩy lên thành cầu chuyện giáo dục như vừa rồi.
Cuteo@
Nguồn: Tre làng