Trang chủ Luận bàn - Phản biện Hành động phi pháp của một số tổ chức mang danh “nhân...

Hành động phi pháp của một số tổ chức mang danh “nhân quyền quốc tế” về vụ Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy

169
0

Sau Tổ chức Phóng viên Không Biên giới – RSF, một loạt các tổ chức mang danh “nhân quyền quốc tế” như: Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền, Ủy Ban Bảo vệ Ký giả- CPJ, Cơ quan Truyền thông Toàn cầu của Mỹ (USAGM)… đua nhau ra thông cáo báo chí về việc Phạm Thành (Bà Đầm Xòe) và Nguyễn Tường Thụy lần bị khởi tố, bắt tạm giam đề điều tra về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước”.

Hành động phi pháp của một số tổ chức mang danh

Đối tượng Phạm Thành và Nguyễn Tường Thụy (Ảnh Internet)

Điểm chung dễ nhận thấy là các tổ chức này lại giở trò vu cáo dân chủ, nhân quyền, cố tính bịa đặt, xuyên tạc sự thật nhằm đánh tráo, biện minh, cổ xúy cho hành vi cố tình coi thường kỷ cương phép nước. Họ vu cáo rằng, việc khởi tố, bắt tạm giam Phạm Thành (Bà Đầm Xòe) và Nguyễn Tường Thụy là “chiến dịch nhằm bịt miệng những tiếng nói chỉ trích chính phủ”, “nhằm bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận”… Thậm chí họ còn ngang ngược, tự cho mình cái quyền bất chấp pháp luật quốc tế, can thiệp một cách thô bạo vào công việc nội bộ Việt Nam khi trịch thượng đưa ra yêu cầu “phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện với Phạm Thành và Nguyễn Tường Thụy”. Đồng thời, kêu gọi chính quyền Việt Nam “phải trả tự do lập tức và vô điều kiện hàng trăm tù nhân lương tâm khác” được cho là đang bị cầm tù ở Việt Nam; bên cạnh đó, kêu gọi quốc tế gây sức ép lên chính quyền Việt Nam để buộc Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ mà họ đã cam kết trong các công ước quốc tế.

Đúng là quá lố bịch và trơ trẽn!

Cần khẳng định rằng, hành động trên đây của các tổ chức như: Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền, Ủy Ban Bảo vệ Ký giả- CPJ, Cơ quan Truyền thông Toàn cầu của Mỹ (USAGM)… không chỉ vi phạm trắng trợn, coi thường pháp luật Việt Nam mà còn không tôn trọng một nguyên tắc bất di, bất dịch nhưng rất sơ đẳng đã được quy định tại Khoản 7 Điều 2 Hiến chương của tổ chức Liên hợp quốc: “không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác”.

Thượng tôn pháp luật, để đảm bảo an ninh quốc gia, đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc, của một đất nước độc lập, có chủ quyền. Việt Nam có đầy đủ quyền để duy trì luật pháp mà hiến pháp đã quy định ở đất nước minh. Vì thế không một quốc gia hay tổ chức nào dù họ có là ai, không đủ tư cách và không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Phạm Thành và Nguyễn Tường Thụy bị khởi tố, bắt tạm giam đề điều tra về những hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có việc đăng tải các bài viết trên các trang mạng xã hội có nội dung tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, phỉ báng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, kích động gây rối, biểu tình… chứ hoàn toàn không có chuyện bị bắt giam vì “bày tỏ tự do ngôn luận, tự do báo chí” như các tổ chức như: Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền, Ủy Ban Bảo vệ Ký giả- CPJ, Cơ quan Truyền thông Toàn cầu của Mỹ (USAGM)… đơm đặt. Quá trình bắt, khám xét đối với Phạm Thành và Nguyễn Tường Thụy đã được tiến hành theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; và các cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan đến hành vi phạm tội của Thành và Thụy để phục vụ công tác điều tra vụ án.

Đã từ lâu, dư luận thế giới đã nhận rõ bản chất đen tối của một tổ chức mang danh “nhân quyền quốc tế” như: Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền, Ủy Ban Bảo vệ Ký giả- CPJ, Cơ quan Truyền thông Toàn cầu của Mỹ (USAGM)… Những tổ chức này luôn nhúng tay vào nhiều sự kiện, vấn đề liên quan đến “dân chủ”, “nhân quyền” trên thế giới và Việt Nam, qua đánh giá thiếu trung thực, một chiều, phiến diện, mơ hồ, chủ yếu dự theo thông tin do các đối tượng chống đối cung cấp. Và rõ ràng với bản chất như vậy thì không thể nhân danh bất cứ giái trị nhân văn nào phê phán các quốc gia khác và cũng không có tư cách gì để yêu cầu, đòi hỏi một quốc gia có chủ quyền như Việt Nam phải làm theo những đòi hỏi phi lý, phi pháp./.

Đắc Chí

Nguồn: Việt Nam mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây