Âm mưu của đám rận chủ và số cơ hội chính trị trong vụ Hồ Duy Hải là muốn chính trị hóa, quốc tế hóa vụ án nhằm kêu gọi sự can thiệp của nước ngoài nhằm làm nhiễu loạn thông tin, gây sự nghi ngờ, mất niềm tin và ngành điều tra và hệ thống tư pháp của Việt Nam. Nguy hiểm hơn khi vụ việc này sẽ tạo hiệu ứng “vết dầu loang” để chúng mở rộng ra các vụ án khác.
Để thực hiện mưu đồ đen tối đó, sau khi vụ án của Hồ Duy Hải khép lại sau phán quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vào 8/5, những ngày qua trên mạng xã hội những kẻ chống phá mạo danh đấu tranh dân chủ và số linh mục cực đoan với vỏ bọc đầu tranh đòi công lý không ngừng tung tin giả để quy kết, vu cáo về “vụ án oan tử tù Hồ Duy Hải”. Thậm chí, mới đây chúng còn táng tận lương tâm đến nỗi lấy một nhân vật mang tên Nguyễn Văn Nghị để đổ lỗi là kẻ giết người, nhưng y là con ông cháu cha nên Hồ Duy Hải là “hình nhân thế mạng”.
Một số đối tượng đã dùng nick ảo để tung tin đồn nhàm vu cáo rằng: “người trai trẻ mang tên Nguyễn Văn Nghị, sinh năm 1979, cư trú tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, là cháu của cựu phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, là kẻ giết hai nạn nhân vụ án tử tù Hồ Duy Hải chứ không phải Hải”. Chúng một mực khẳng định rằng “Nguyễn Văn Nghị là nghi can chính của vụ án và động cơ gây án là do ghen tuông. Sau khi vụ án xảy ra khoảng một năm, Nguyễn Văn Nghị đã rời khỏi nơi tạm trú ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An”. Thậm chí chúng còn nhẫn tâm lấy hình ảnh một chàng trai trẻ rồi gán ghép thông tin cho rằng đó là Nguyễn Văn Nghị, anh này nhà giàu, con cháu quan chức nên đã cao chạy xa bay sang tận Mỹ.
Không những vậy, linh mục Đặng Hữu Nam (quản xứ Mỹ Khánh, gp. Vinh) còn đưa cả hình ảnh, thông tin chia sẻ về nghi can Nguyễn Văn Nghị cùng lý lịch “khủng” là con của ông Nguyễn Minh Nhựt – tân Phó giám đốc Công an Long An. Không biết đám “quạ đen” và đám thảo khấu kia “ngu thật” hay cố tình “lập lờ đánh lận con đen” khi đưa ra những thông tin như vậy, xét về mặt logic, ông Nhựt sinh năm 1965, còn nghi can Nghị sinh năm 1978, tức là ông bố có con lúc mới 13 tuổi. Qủa đúng là vô lý hết sức, ngay cả một người lao động tự do cũng hiếm gặp trường hợp nào “tảo hôn” sớm như vậy chứ đừng nói một người công chức Nhà nước, nhất là ngành Công an khi họ được xét duyệt lý lịch rất kỹ càng. Chung qua lại, mục tiêu mà chúng theo đuổi là đổ lỗi cho nền tư pháp Việt Nam, những cán bộ cấp cao của Tòa án nhân dân tối cao tham gia xét xử giám đốc thẩm đặc biệt…
Những bài viết “nắn dòng” vụ án Hồ Duy Hải
Nguyễn Văn Nghị là một nhân vật có thật, anh ta là nghi can đầu tiên vì là người yêu của một trong hai nạn nhân trong vụ án. Tuy nhiên, trong phiên toà điều tra viên đã nêu rõ giám định vân tay không trùng khớp với vân tay tại hiện trường. Ngoài ra, thời điểm xảy ra vụ án, cả hai người này có bằng chứng ngoại phạm. Do đó Nguyễn Văn Nghị không thể là hung thủ sát hại 2 nạn nhân.
Minh chứng quan trọng này đã bóc trần bộ mặt thật của những kẻ đấu tranh dân chủ muốn chống phá Việt Nam nên chúng cố tình tung những bằng chứng giả mạo kèm theo thông tin giả để lừa dư luận, hướng lái dư luận đi theo diễn biến tâm lý mà chúng đã đặt sẵn. Mặt khác, vô lối đòi hỏi sự can thiệp của nước ngoài vào Việt Nam.
Mặc dù, không có bất kỳ chứng cứ, tình tiết gì trong tay nhưng những kẻ chống phá vẫn kêu gào, khóc lóc cho dù kết cục vụ án này có kết luận tử tù Hồ Duy Hải bị oan hay kết luận Hồ Duy Hải không bị oan. Điều này cho thấy rằng, những kẻ chống phá sử dụng hình thức la làng hòng ăn vạ chế độ, ăn vạ xã hội, ăn vạ chính quyền, nhất là ăn vạ cơ quan tư pháp. Những tưởng chiêu trò ăn vạ chỉ có trong chuyện của Nam Cao ai ngờ những kẻ dân chủ vẫn sử dụng công cụ này để chống phá…
Phải chăng, la làng, khóc lóc… là để vu cáo, quy chụp, đổ lỗi và làm cho người dân lầm tưởng rằng mình cũng sẽ rơi vào tình cảnh như tình cảnh của Hồ Duy Hải, của gia đình Hồ Duy Hải.
Do đó, những bài viết, những hình ảnh chúng đưa lên mạng xã hội có liên quan đến vụ án của tử tù Hồ Duy Hải không bao giờ không đính kèm “cái gọi là luận bàn” và “suy diễn” theo thuyết âm mưu về một mưu đồ nào đó, thậm chí ẩn chứa cả yếu tố chính trị. Đại loại như, “Hồ Duy Hải chết thay cho ai đó làm rất to hoặc con của cán bộ làm rất to”…
Không thể phủ nhận tính chất đặc biệt nghiêm trọng và mức độ phức tạp của vụ án, trong đó có sai sót của cơ quan tố tụng địa phương đã được chỉ ra trong kháng nghị và tại phiên tòa. Tuy nhiên, lợi dụng vụ án này và kêu oan cho một kẻ giết người man rợ để tung các bài viết, phân tích theo hướng suy diễn, xuyên tạc nhằm miệt thị chế độ, nền tư pháp, cơ quan tố tụng; khoét sâu nỗi đau gia đình bị can, quy kết, suy diễn, chính trị hóa vụ án; kích động, gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin của nhân dân.
Mã Phi Long
Nguồn: Bản tin Dân chủ