Trang chủ Đối tượng Xã hội sẽ loạn nếu ai cũng như ả!

Xã hội sẽ loạn nếu ai cũng như ả!

172
0

Đề cập tới chuyện “nữ sỹ” Phạm Thị Đoan Trang ca ngợi “công lý đám đông” trong vụ Hồ Duy Hải, Blog Loa Phường đã thuật lại như sau: “Ngày 08/05/2020, sau 3 ngày xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, và giữ nguyên bản án sơ thẩm, tuyên Hồ Duy Hải tử hình về tội giết người. Trước diễn biến đó, một bộ phận dư luận đã phản đối kết luận của tòa, với lý do rằng các cơ quan điều tra, xét xử đã vi phạm một lượng lớn nguyên tắc tố tụng hình sự trong quá trình xử lý vụ án, như Viện Kiểm sát đã chỉ ra.

Nhân đó, ngày 07/05/2020, Phạm Đoan Trang đã lợi dụng các diễn biến kể trên để bênh vực “công lý đám đông”. Trang viết rằng ở “xứ sở gần như vô luật” như Việt Nam, người dân sẽ “không biết dựa vào đâu” ngoài “cái hung hãn, bầy đàn, cảm tính của đám đông cư dân mạng”. Dựa vào đó, Trang công kích những người đang cảnh báo nguy cơ từ các đám đông trên Internet:

Xã hội sẽ loạn nếu ai cũng như ả!

Bài được Đoan Trang biên trên Fb cá nhân (Nguồn: FB).

Xung quanh chuyện này, Blogger Việt Nam mới chỉ xin được nói ngắn gọn thế này!

Có lẽ ngay từ đầu và trong đầu của mình ĐOan Trang đã nhận thức được vấn đề được nói đến. Bằng chứng là ả đã nhận ra những thuộc tính của cái gọi là ““công lý đám đông” gồm: “hung hãn, bầy đàn, cảm tính của đám đông cư dân mạng”. Vậy mà không hiểu sao và từ đâu ả vẫn ca ngợi, cổ suý cho nó trong khi xét đoán một vấn đề pháp lý rõ ràng, nơi mà hung hãn, cảm tính và bầy đàn thôi chưa đủ. ở đó cần có những bộ có có logic, những cái đầu chứa đựng đầy đủ những kiến thức pháp lý cả nền tảng lẫn cụ thể nhất.

Ai cũng hiểu rằng, khi nói ra những thuộc tính đó, ĐOan Trang đang cố gắng đánh tráo bản chất; làm cho những người tiếp cận hiểu rằng bản thân ả nhận thức được vấn đề, và nó nói lên tính cùng cực của vấn đề. Nhưng như đã chỉ ra, nó vô tình đã tố cáo những điều ả đã viết…

Xã hội đang có những bước tiến dài và ở đâu trên thế giới người ta cũng nêu cao tinh thần “thượng tôn pháp luật”, pháp luật phải được thực thi cao nhất, xuyên suốt nhất. Những khái niệm “công lý đám đông” chỉ nên có tính phù hoạ hoặc nó đến cùng thì cũng chỉ là một kênh khi đánh giá vấn đề.

Thế nhưng với những lợi dụng vụ Hồ Duy Hải để diễn trò như Đoan Trang thì ả đã cố tình không công nhận nền pháp lý VN đương đại, dù ai cũng biết nền pháp lý đó đang có những giá trị mà nhiều nước trên thế giới chức thể theo đuổi kịp. Và với một góc nhìn đậm tính rừng rú như thế, thay vì cố gắng đọc, hiểu và lí giải việc Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, và giữ nguyên bản án sơ thẩm, tuyên Hồ Duy Hải tử hình về tội giết người thì họ (Đoan Trang) lại cố lái vấn đề sang một hướng khác.

Ả không dám đề cập tới bất cứ một chi tiết pháp lý nào trong đó. Đơn giản ả hiểu rằng, nếu đề cập thì không khác gì tự tố cáo cái sự ngu dốt, kệch cỡm của mình…

Hơn nữa, “công lý đám đông”, suy cho cùng đó là tiếng nói của dân. Và dân thì không phải là ai cũng hiểu biết pháp luật, đó là chưa nói có kẻ cố gắng bẻ lái pháp luật, hiểu sai pháp luật để cổ suý cho những xu hướng vô chính phủ, bất tuân pháp luật…

Với những gì đã được chỉ ra và cá nhân Đoan Trang là ví dụ đủ để thấy đám dân chủ Việt bất lực đến độ nào. Họ nhân danh phản biện xã hội để lên tiếng vụ án Hồ Duy Hải nhưng khô héo và quằn quại đến độ, phải cậy nhờ đến những khái niệm vốn chỉ tồn tại ở những xã hội tối cổ, những giai đoạn đầu tiên của sơ khai xuất hiện loài người!

Phải chăng, đó là lí do khiến những kẻ như Trang luôn tự cho mình ngồi xổm, hoặc ngồi ngoài địa hạt của luật pháp và luôn mang luật rừng vào để hành xử những vấn đề đã được pháp luật điều chỉnh, đã có quy chuẩn hẳn hoi!

An Chiến

Nguồn: Việt Nam mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây