Trang chủ Luận bàn - Phản biện Vụ án Hồ Duy Hải: vạch trần những âm mưu đen tối

Vụ án Hồ Duy Hải: vạch trần những âm mưu đen tối

221
0

Ngay sau phiên tòa Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải khép lại, trên trang FB của các đối tượng đội lốt “dân chủ” như Trương Huy San, Lê Dũng VoVa, Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Văn Đài… và một số đài báo nước ngoài có “thâm niên” chống Việt Nam như BBC, RFA, VOA… đã đăng tải nhiều bài viết phân tích theo chiều hướng tiêu cực một cách có chủ đích, suy diễn vô căn cứ kết quả phiên tòa. Họ rêu rao rằng: “Xét xử lại vụ Hồ Duy Hải là sự đấu đá trong nội bộ của đảng để hạ bệ nhau, tạo thanh thế trước Đại hội 13”; “Tòa Việt Nam chỉ có tam quyền phân lập mới hết được án oan sai” hay “Ngành tư pháp Việt Nam không vận hành và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó dẫn đến sự mất niềm tin của người dân vào sự công minh và khách quan của Tòa án, Viện kiểm sát, Công an”… Vụ án Hồ Duy Hải: vạch trần những âm mưu đen tối

Một bài viết có nội dung xuyên tạc về vụ án Hồ Duy Hải đăng trên RFA (Ảnh chụp màn hình)

Điều dễ nhận thấy là họ không hề quan tâm kết quả của phiên tòa Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải cũng như sự sống chết của bị cáo mà chỉ tập trung bới móc vấn đề, suy diễn từ một vụ án hình sự, một phiên tòa xét xử thông thường thành vụ án chính trị qua đó xuyên tạc bản chất nền tư pháp tại Việt Nam, đưa ra yêu cầu “tam quyền phân lập”… Và mục đích cao nhất của những âm mưu đen tối này là nhằm thay đổi chế độ chính trị hiện tại ở Việt Nam.

Vụ án Hồ Duy Hải kéo dài 12 năm, qua nhiều cấp và có sự chỉ đạo của cả 3 nhiệm kỳ Chủ tịch nước. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã từng ra quyết định hoãn thi hành án, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang chỉ đạo Viện Kiểm sát, Toà án xem xét và báo cáo vụ việc và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Toà án phải mở phiên tòa Giám đốc thẩm như hiện nay. Riêng đối với phiên tòa Giám đốc thẩm có sự tham dự của đại diện cơ quan chức năng Quốc Hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Ban Nội chính Trung ương, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, đại diện Bộ Công an, cơ quan tố tụng cấp phúc thẩm và sơ thẩm… Điều này cho thấy lãnh đạo các cấp và các cơ quan chức năng từ Công an, Viện Kiệm sát đến Tòa án đã rất lưu tâm đến sự việc và quyết không để xảy ra oan sai.

Cần khẳng định rằng, án oan sai là vấn đề không chỉ của nền tư pháp bất kỳ nước nào, không phân biệt chế độ chính trị xã hội, thể chế quyền lực nhà nước, trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có năng lực, ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động tố tụng của mỗi vụ án cụ thể.

Có thể kể đến nước Mỹ, một điển hình của thể chế “tam quyền phân lập”, tuy nhiên trên thực tế án oan sai vẫn xảy ra ở quốc gia được coi là văn minh, dân chủ tư sản này. Hãng thông tấn Reuters cho hay, năm 2015 ở Mỹ có 149 trường hợp được công bố giải oan, với những người được hủy án đã ở tù trung bình khoảng hơn 14 năm, theo bản báo cáo của tổ chức theo dõi ghi chép các trường hợp này, mang tên National Registry of Exonerations. Con số kỷ lục của năm 2014 là 139 vụ.

Số tù nhân bị án oan ở Mỹ lên mức kỷ lục

https://zingnews.vn/the-innocence-files-nhung-vu-an-oan-sai-noi-tieng-tai-my-post1077137.html

Như vậy, thể chế “tam quyền phân lập” không thể là phương thức và giải pháp duy nhất, phù hợp để giải quyết vấn đề án oan sai hiệu quả. Rõ ràng, cái gọi là “xét xử lại vụ Hồ Duy Hải là sự đấu đá trong nội bộ của đảng để hạ bệ nhau, tạo thanh thế trước Đại hội 13”; hay “Tòa Việt Nam chỉ có tam quyền phân lập mới hết được án oan sai”…  là luận điệu xuyên tạc, chỉ có trong trí tưởng tượng của những kẻ mưu đồ đen tối mà thôi./.

Đắc Chí

Nguồn: Việt Nam mới

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây