Báo chí Anh giật mình với thành công của Việt Nam

Báo chí Anh giật mình với thành công của Việt Nam

Tôi thực sự quan ngại khi các bạn báo từ Anh, Đức, Mỹ, Nhật, Hàn phát biểu thế này. Điều đó có thể làm các bạn vong nô hủi quốc cũng như các vị nhân sĩ trí thức cấp tiến không vui, có thể ảnh hưởng tới “Hòa hợp, hòa giải” dân tộc… He he.

Anh Lương Mã, Như Hủi, Mộng Long… nếu còn nghi vấn gì thì nên liên hệ trực tiếp với các bản bảo để hỏi hoặc kiện.

Báo chí Anh giật mình với thành công của Việt Nam

Báo chí nước Anh những ngày qua đã có rất nhiều các bài viết về việc Việt Nam kiểm soát thành công dịch Covid-19, cho rằng Chính phủ Việt Nam đã rất quyết liệt, sáng tạo. Họ cũng đề cập có những nghi ngờ việc Việt Nam “giấu dịch”, song dẫn lời các chuyên gia y tế, báo chí Anh cho biết không có gì khẳng định điều đó.

Reuters còn đến gặp người quản lý tại 13 nhà tang lễ tại Hà Nội và họ cho biết, họ không thấy có sự gia tăng số người chết. Một nhân viên làm việc tại nhà tang lễ còn nói rằng, số lượng các yêu cầu tổ chức đám tang tại đây đã giảm đi trong thời gian giãn cách xã hội chứ không tăng, bởi số tai nạn giao thông giảm.

Chuyên gia về an ninh sinh học và bệnh truyền nhiễm khác, Krutika Kuppalli thuộc Trung tâm An ninh Y tế Đại học John Hopkins nói: “Không có cách nào để biết chắc, nhưng họ (Việt Nam) đã ứng phó rất tốt, với việc xét nghiệm, cách ly”.

Tờ Telegraph, trong bài viết ngày 2/5 đã gọi Việt Nam là quốc gia thành công nhất thế giới trong việc giải quyết dịch Covid-19. Với gần 1.500km đường biên giới với Trung Quốc và nghèo hơn nhiều quốc gia Châu Á khác, song Việt Nam đã kiểm soát được dịch. Theo bài báo, sau gần một tháng đóng cửa, Việt Nam đang dần nới lỏng giãn cách xã hội. Tờ báo cũng điểm lại những biện pháp Việt Nam đã làm và cho biết, các doanh nghiệp đang dần dần trở lại bình thường sau những tổn thất vừa qua.

Cùng đó là rất nhiều tờ báo khác của Anh, họ luôn đặt câu hỏi và không biết lí do tại sao Việt Nam lại thành công như vậy. Nhưng tất cả đều cảm phục và giật mình với những gì Việt Nam đã làm được.

Lý giải nguyên nhân thành công của Việt Nam, tờ The Guardian hôm 2/5 cho biết: Tính kịp thời là yếu tố đầu tiên và then chốt nhất trong số những lý do khiến Việt Nam thành công khi đối phó với Covid-19. Quốc gia này đã hành động sớm và không ngần ngại cảnh báo cho công dân của mình. Vào ngày 28/1, khi chỉ mới ghi nhận hai trường hợp, chính phủ Việt Nam đã tuyên bố rằng họ đang lên kế hoạch chiến đấu cho một kịch bản mà có thể hàng ngàn người đã nhiễm virus. Trong những tuần tiếp theo, Việt Nam liên tục dẫn đầu khi áp đặt một loạt các hạn chế và ban hành các chính sách quan trọng như: các lệnh cấm du lịch quốc tế và đeo khẩu trang bắt buộc. Do cơ sở hạ tầng điều trị còn nhiều hạn chế, chính phủ Việt Nam đã tập trung vào việc xét nghiệm hàng loạt và mạnh mẽ truy tìm dấu vết tiếp xúc của các ca dương tính. Đây cũng là chiến thuật mà họ đã sử dụng để chống lại dịch Sars 17 năm về trước và lần này còn trên quy mô lớn hơn. Tính đến ngày 30/4, Việt Nam đã tiến hành 261.004 cuộc thử nghiệm và cách ly hàng chục nghìn người.

Điểm nổi bật nhất của Việt Nam là thực hiện phương châm “chống dịch như chống giặc”. Theo đó, hầu hết các ban ngành từ công an, quân đội, hàng không đến y tế và cơ sở sản xuất thực phẩm đều được huy động và tập trung vào việc ngăn chặn đại dịch. Trên các phương tiện truyền thông, nhiều thông điệp ý nghĩa và quyết liệt được đưa ra để kêu gọi người dân học cách giữ an toàn cho bản thân và cộng đồng. Đặc biệt, những thông điệp đó không hề truyền tải một cách cứng nhắc mà được chính phủ sáng tạo bằng cách kết hợp với nhạc sĩ, người nổi tiếng và thông qua tin nhắn văn bản để dễ dàng tiếp cận với người dân hơn. Tất cả những cố gắng đó đã từng bước một tạo nên thành công của quốc gia Châu Á này trước một đại dịch gây khủng hoảng đến toàn cầu trong nhiều tháng qua.

Chuyên gia Robyn Klingler-Vidra đến từ King’s College London và Trần Bá Linh đến từ Đại học Bath đưa ra 3 chiến thuật mang tính chìa khoá và được sử dụng rất thông minh, đưa Việt Nam thoát khỏi ảnh hưởng của bệnh dịch. Đó là đo thân nhiệt, xét nghiệm, phong tỏa có mục tiêu và kiên trì sử dụng công cụ truyền thông. Điều quan trọng là Việt Nam sớm nhận thức vấn đề ngay khi dịch bệnh bùng phát và học được từ sai lầm của Trung Quốc.

Cuteo@

Nguồn: Tre làng

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *