Trang chủ Luận bàn - Phản biện Tận cùng của sự khốn nạn

Tận cùng của sự khốn nạn

0
0

Tận cùng của sự khốn nạn

Nhìn thấy bãi chông trên ruộng lúa ai cũng sẽ phải thốt lên đó thực sự là tận cùng của sự khốn nạn. Trí tuệ trong não trạng của những kẻ gato hay hạng tiểu nhân được sử dụng vào mục đích xấu thì đó là thảm họa.

Khó có thể tưởng tượng người ta lại có thể tàn độc đến mức cắm cọc sắt xuống ruộng lúa để phá máy gặt, gây thiệt hại về kinh tế cho các chủ máy và cho bà con nông dân. Câu chuyện vô nhân tính này là có thật, xảy ra tại cánh đồng lúa xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Nói chính xác thì kẻ xấu đã biến cánh đồng, khu ruộng thành một bãi chông kiểu Bạch Đằng giang hoặc những bãi chông thời đánh Mỹ ở Tây Nguyên. Những chiếc chông bằng sắt phi 8, dài hơn nửa mét, đầu uốn cong hình lưỡi câu, loại dùng để câu cá voi mà người Nhật vẫn dùng. 42 chiếc chông loại này được cắm xuống ruộng, lẫn vào lúa tạo thành một chiếc bẫy khổng lồ.

Nói đến máy gặt thì ai cũng biết có 2 bộ phận quan trong nhất là động cơ và bộ phận cắt gom lúa. Hỏng một trong 2 bộ phận này chiếc máy coi như vứt. Các anh chị hãy hình dung, khi một chiếc máy gặt hiệu Kubota của Nhật bắt đầu làm việc, hệ thống lưỡi cắt phía trước sẽ cắt tận gốc rạ của cây lúa, rồi gom lại chuyển lên băng chuyền đến bộ phận tách hạt khỏi thân cây. Điều gì sẽ xảy ra nếu như lưỡi cắt chỉ đủ sắc, đủ cứng và đủ khỏe để cắt thân cây lúa nhưng lại cắt trúng một chiếc cọc sắt như trong hình? Chiếc guồng cuốn lúa đã gặt lên băng chuyền sẽ như thế nào nếu như chiếc lưỡi câu kia móc vào các cấu kiện, nhổ chiếc chông lên khỏi ruộng, rồi cuốn nó vào các bộ phận của máy gặt?Là một ông chủ của chiếc máy gặt, tôi sẽ không dám nghĩ đến hậu quả. Phần còn lại, các anh chị hãy tự tưởng tượng.

Tận cùng của sự khốn nạn

Tận cùng của sự khốn nạn

Tận cùng của sự khốn nạn

Nếu không có trận mưa to khiến lúa đổ rạp, tôi dám chắc chủ máy gặt đã phải mếu máo mang máy của mình đi bán phế liệu.

Không phải ngẫu nhiên mà những chiếc chông này được cắm xuống ruộng. Việc làm này là có chủ đích nhắm vào chủ máy gặt. 

Cũng không phải ngẫu nhiên mà các thanh sắt bị uốn cong ở đầu giống nhau một cách kỳ lạ như sao y bản chính. Rõ ràng nó được chế tạo từ một người, một cơ sở và đều dựa trên những nghiên cứu kỹ càng về cấu tạo, nguyên lý vận hành của máy gặt và trên cơ sở hiểu biết về kỹ thuật ngụy trang. Khen thay cho hung thủ, nhưng đó lại là điểm yếu chết người để anh em công an Quảng Trị vạch mặt kẻ thủ ác.

Đây có lẽ là câu chuyện nối tiếp về tình trạng bảo kê, đập phá máy gặt hay cạnh tranh không lành mạnh trong các vụ thu hoạch lúa ở nông thôn. 

Tôi không rõ Quảng Trị đã thực hiện chủ trương đưa công an huyện về xã chưa, nếu đã thực hiện thì tôi tin việc tìm ra thủ phạm để trừng trị trước pháp luật là điều không khó.

Khoai@

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây