Mà đã có vô số những kẻ nhân chuyện này để chọc ngoáy, diễn trò thị phi và không quên gợi nhắc ủng hộ đám thảo khấu, giết người không ghê tay tại Đồng Tâm hôm 09/1/2020 vừa qua… Và không quá bất ngờ khi Osin Huy Đức vẫn tiêu biểu và đại diện cho cái xu hướng nhân sự việc để chống phá, dựng dậy vụ Đồng Tâm đã rơi vào quá vãng và đã nên khép lại từ lâu này…
Xung quanh chuyện này, dẫn về bài báo trên Báo Thanh niên về nội dung này, ông ta đã viết như sau: “Phía sau những ngôn từ trau chuốt này, tôi biết, nhiều quan chức, nhiều nhà lãnh đạo từ trung tới cao cấp, bất bình và đau lòng với cách xử lý vụ Đồng Tâm hôm 15 tháng Chạp lắm. Chắc quý vị ở Ban Dân vận, chỗ sâu xa, cũng hiểu rằng, chẳng phải “chưa sâu sát, chưa nhạy cảm” đâu. Gốc rễ của cách hành xử bất chấp nhân tính và luật pháp nằm ở chỗ, rất nhiều quan chức thoái hóa biến chất đã không còn coi DÂN – bà con Đồng Tâm – là DÂN nữa”.
Và như nhiều trang đã đánh giá, không hề quá bất ngờ khi nghe Huy Đức nói ra những điều như thế, bởi đơn giản, từ thời điểm năm 2017 (khi diễn ra vụ việc) và sau này, đặc biệt trong vụ việc khiến 3 cán bộ Công an hi sinh vào ngày 09/1/2020, bất chấp những sự thật đã phơi bày một cách nhỡn tiền, rõ ràng như thế, sự hi sinh đau lòng của những con người đến để trả lại sự bình yên cho làng quê Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp Hà Nội sau tất cả… Nhân danh, đứng trên chủ nghĩa dân túy, bênh vực những kẻ dám đứng lên pháp luật, luân lí đời thường và những khuôn phép của xã hội, Huy Đức cùng với một số cá nhân như “Nghị” Quốc, “Nghị” Nhưỡng (đại biểu Lưu Bình Nhưỡng)… đã lên tiếng bảo vệ, đòi Hà Nội phải làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức xung quanh cái chết của kẻ cầm đầu, chủ mưu Lê Đình Kình… mà không hề đếm xỉa đến sự hi sinh đầy thương tâm, nước mắt của 3 cán bộ Công an… Rồi cũng với cái tâm thế không dành cho những trí thức, người có học ấy, Huy Đức đã lân la trên khắp các trang mạng chỉ nói về vụ việc với góc nhìn bảo vệ những kẻ chiếm đất, giết người trong khi dư luận xã hội đang phẫn uất vì chúng…
Và nay, khi sự việc được gợi nhắc bởi 1 bài báo, gã nhà văn, nhà báo mất nết này lại không quên gợi lại chủ nghĩa dân túy. Những chữ “Dân” được viết hoa và cái cách gã nói phần nào cho thấy gã chưa từ bỏ và dẫu những gì đã diễn ra, vấn đề phân định từ công luận thì gã vẫn không quên ủng hộ đám thảo khấu Đồng Tâm với những cách viết của một kẻ có học, có trình độ nhưng thiếu cái tâm của một con người, người cầm bút chân chính.
Gã đã vin vào một điều có tính phiếm định, ít ai công nhận: “Phía sau những ngôn từ trau chuốt này, tôi biết, nhiều quan chức, nhiều nhà lãnh đạo từ trung tới cao cấp, bất bình và đau lòng với cách xử lý vụ Đồng Tâm hôm 15 tháng Chạp lắm” để dẫn dắt, vào đề; với cách này gã đã cố xác lập những đồn đoán, những ý kiến thiếu đồng thuận… Nhưng cái mà gã thất bại trong ý tứ này là không nêu, nói đúng hơn là không dám nêu lên những cái tên có tính đại diện; nếu có thì đó cũng chỉ là những kẻ như gã hoặc tư tưởng, thái độ giống gã và gã hiểu rằng nêu ra thì sẽ bị lên án, tẩy chay, những dụng công đăng đàn trong việc này sẽ xem như vỡ lỡ, không công…
Ở vế sau của vấn đề: “Chắc quý vị ở Ban Dân vận, chỗ sâu xa, cũng hiểu rằng, chẳng phải “chưa sâu sát, chưa nhạy cảm” đâu. Gốc rễ của cách hành xử bất chấp nhân tính và luật pháp nằm ở chỗ, rất nhiều quan chức thoái hóa biến chất đã không còn coi DÂN – bà con Đồng Tâm – là DÂN nữa”. Ngoài việc đã phát lộ ý đồ sâu xa của sự lên tiếng này, đó là vẫn giương cao ngọn cờ dân túy tầm thường, bản vị và thiếu nhân văn thì nó cũng ít nhiều làm sáng tỏ hơn điều mà gã muốn: Đó là lên án cách hành xử của chính quyền, cơ quan chức năng trong vụ việc; rằng, chính quyền đã bỏ qua người dân, quyền lợi của họ để rồi sử dụng chính công cụ chuyên chính để đàn áp, và dẹp bỏ nó. Song cũng như cách nêu vấn đề từ đầu, đó chẳng qua cũng chỉ là một phép suy lý thiếu căn cứ.
Ban Dân vận thừa nhận “chưa sâu sát, chưa nhạy cảm” không có nghĩa là họ sai trong chuyện này, nhất là trong cách thức xử lý, giải quyết vụ Đồng Tâm. Mà họ thừa nhận đơn giản điều đó bởi đơn giản, đã có những chuyện, những vấn đề ngoài dự liệu, trong đó phải kể đến việc 3 cán bộ Công an hi sinh đau lòng trong ngày 09/1/2020. Hay nói cách khác, họ (Ban Dận vận Thành phố Hà Nội) đang nhìn sự việc từ những điều không may đã đến, những tổn thất đau lòng bằng sinh mạng của những người đồng chí của mình!
Thật tiếc, với tài năng của mình, tâm thế của mình, lẽ ra Huy Đức sẽ có được những góc nhìn hay ho, nhân văn, nhân bản để kết thúc mọi thứ. Song, ông ta chỉ vì “kiên định” cái phần con trong mình, để níu kéo những đồng tiền từ những kẻ dung dưỡng ông ta mà đã sẵn sàng bán rẽ lương tâm, dựng dậy vụ Đồng Tâm với những góc nhìn cũ, đã bị lên án.
An Chiến
Nguồn: Việt Nam mới