“Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thừa nhận “công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết các vụ việc phát sinh trong nhân dân chưa sát, còn hạn chế, như vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm”.
Đó có thể xem như nội dung kiểm điểm của Ban Dân vận Thành ủy Tp Hà Nội trong cuộc làm việc của Ban đảng trực thuộc Thành ủy Hà Nội này trong cuộc làm việc với người đứng đầu Thành phố Hà Nội ngày 28.4 vừa qua. Đây là cuộc họp có tính đánh giá về những kết quả nổi bật trong thực hiện nhiệm vụ năm 2019, 3 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ các tháng cuối năm 2020.
Theo đó, trong nội dung báo cáo của Ban đảng này với Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, bên cạnh vô vàn những kết quả đã đạt được thời gian qua như: “Năm 2019 và quý 1.2020, Ban đã tập trung tham mưu cho Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị, xã hội từ thành phố đến cơ sở, triển khai đồng bộ, hiệu quả chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, tạo chuyển biến về nhận thức, nội dung và phương thức tiến hành công tác dân vận.
Đồng quan điểm, nhiều đại biểu cũng cho rằng, việc phối hợp công tác giữa khối dân vận thành phố với các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Phong trào thi đua “dân vận khéo” được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, qua đó góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, củng cố, tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân và các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của thành phố” (theo báo Thanh niên).
Nhưng với tinh thần thẳng thắn, nhìn thật và dám nhận trách nhiệm đối với những vấn đề nổi lên thời gian qua, nhất là những hậu quả mà bất cứ ai cũng biết trong vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Tp Hà Nội từ năm 2017 đến nay, đặc biệt trong sự việc 09/1/2020. Đại diện Lãnh đạo ban này đã thừa nhận trách nhiệm trong trong công tác dân vận còn nhiều hạn chế, trong đó cố khâu đánh giá, dự báo tình hình nhân dân, đặc biệt là ở những địa bàn phức tạp, nhạy cảm, chưa kịp thời, sâu sát. Và trên tinh thần như thế nên Ban này đã mạnh dạn để lấy ví dụ từ vụ Đồng Tâm và khẳng định trong vụ việc này công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết vụ việc của Ban Dân vận Thành ủy Tp Hà Nội còn hạn chế… Ngoài ra, họ cũng thừa nhận công tác dân vận của hệ thống chính trị có nơi còn chưa đồng bộ. Việc xử lý các vấn đề phức tạp, phát sinh trong nhân dân có lúc, có nơi còn lúng túng về thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân có nơi, có lúc chưa kịp thời, dứt điểm để vụ việc kéo dài…
Câu chuyện theo lẽ thường và với những ai theo dõi xuyên suốt sự việc từ đầu và nhất là trong và sau sự việc 09/1/2020 sẽ hiểu đó là điều hết sức bình thường. Không nhận trách nhiệm hoặc trốn tránh trách nhiệm mới thực sự là chuyện lạ, đáng bị lên án. Và với những gì đã thừa nhận tại cuộc họp với người đứng đầu TP Hà Nội này, Ban Dân vận Thành ủy Tp này được đánh giá là thẳng thắn, công tâm, dám nhận trách nhiệm. Đó cũng là điều cần để trong tương lai, trước những vấn đề nổi cộm tương tự, khác… phát huy trách nhiệm cá nhân, Ban này sẽ có những cách làm tận tâm, sáng tạo, chủ động với mục tiêu không để xảy ra những sự việc đau lòng, để lại dư luận, hậu quả xấu như vừa qua!
Osin Huy Đức diễn trò chọc ngoáy sau khi Ban dân vận Thành ủy Hà Nội nhận trách nhiệm trong vụ Đồng Tâm với Bí thư Vương Đình Huệ (Nguồn: FB)
Lẽ ra những điều được nói ra ở trên là điều đọng lại với đại đa số người nhưng qua theo dõi thì vẫn còn đó những kẻ chỉ nhăm nhăm vào việc nhận sai của người khác, tổ chức khác để lên án, quy kết và diễn trò thị phi. Trong chuyện này, Osin Huy Đức thực sự là một kẻ mất nết, tháu cáy và cơ hội có hạng.
Gã đã viết như sau: “Phía sau những ngôn từ trau chuốt này, tôi biết, nhiều quan chức, nhiều nhà lãnh đạo từ trung tới cao cấp, bất bình và đau lòng với cách xử lý vụ Đồng Tâm hôm 15 tháng Chạp lắm. Chắc quý vị ở Ban Dân vận, chỗ sâu xa, cũng hiểu rằng, chẳng phải “chưa sâu sát, chưa nhạy cảm” đâu. Gốc rễ của cách hành xử bất chấp nhân tính và luật pháp nằm ở chỗ, rất nhiều quan chức thoái hóa biến chất đã không còn coi DÂN – bà con Đồng Tâm – là DÂN nữa”.
Dư luận nói Huy Đức “thâm” và mỗi lời gã thốt ra đều có sức nặng của nó. Nhưng có lẽ với những điều gì viết ra được trích nguyên văn ở trên thì có lẽ không phải hoàn toàn thế. Ai cũng biết, với vụ Đồng Tâm, Đức là kẻ ủng hộ những kẻ thảo khấu Đồng Tâm; cùng với đám Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng, Đức nhân danh chủ nghĩa “Dân túy” để bênh vực những kẻ bày trò vi phạm đất đai để kiểm chác, để làm tiền, những kẻ sẵn sàng tập hợp người để đối trọng lại chính quyền hòng bảo vệ quyền lợi bất hợp pháp của mình và sau cùng, đó là những kẻ giết người không ghê tay… Nghĩa là, ngay từ đầu, Đức đã đứng trên mọi luân lí, đạo lý – những điều ngỡ như gã phải chừa ra, phải tránh đi khi nói về vụ Đồng Tâm. Chính với tâm thế như thế nên khi nhận thấy một Ban đảng của Hà Nội nhận trách nhiệm vụ Đồng Tâm, gã đã nhanh chóng “chộp” lấy và diễn trò; gợi nhắc lại câu chuyện và đòi xét lại sự việc cũng dưới tinh thần của chủ nghĩa dân túy. Vì lẽ đó nên, dù những câu chữ của gã viết ra vẫn được đánh giá ngắn gọn, đầy đủ, ý nghĩa sâu xa, song vì đứng trên tinh thần phi nghĩa, bảo vệ cho cái xấu nên nó nhanh chóng bị nhận diện, lên án.
Qua chuyện này, tin chắc Ban Dận vận Thành ủy Hà Nội sẽ có thêm được những kinh nghiệm xương máu được rút ra, nhất là từ những chỉ đạo tâm huyết, sát thực tế của Bí thư Vương Đình Huệ. Còn Huy Đức, gã chỉ mãi là tên bồi bút, kẻ sẵn sàng dẫm đạp lên chính nghĩa để làm tiền, mưu sinh.
PHƯƠNG NAM
Nguồn: Non sông Việt Nam