Trang chủ Đấu trường dân chủ Gác lại quá khứ không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử...

Gác lại quá khứ không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và chân lý! (Bài 3)

253
0

Theo ông, thống nhất gác lại quá khứ để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn, nhưng không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và chân lý. Và để nhân lên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, ngày nay cần có tầm nhìn toàn cầu.

Gác lại quá khứ không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và chân lý! (Bài 3)

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu

Chính sách khoan hồng, đại độ từ cội nguồn văn hóa Việt Nam

Phóng viên (PV): Nhìn lại 45 năm, sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xin Thượng tướng cho biết vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc đã được Đảng ta đặt ra và chỉ đạo trước, trong và sau giải phóng như thế nào?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Nói rộng ra thì quan điểm của Đảng ta về hòa hợp dân tộc là từ thời Bác Hồ. Ngay từ lúc đất nước còn chia cắt, Bác Hồ đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Sau này, Tổng Bí thư Lê Duẩn vào thăm Vĩnh Linh, Quảng Trị có nói rằng, ngày toàn thắng đang tới gần, Bắc – Nam sẽ sớm đoàn tụ một nhà. Giang sơn gấm vóc của tổ tiên thu về một mối. Sau khi thống nhất đất nước thì điều đầu tiên chúng ta phải bàn, phải làm đó là hòa giải, hòa hợp dân tộc.

Gác lại quá khứ không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và chân lý! (Bài 3)

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người khởi xướng, xây dựng và hết lòng chăm lo cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh tư liệu

Sau ngày 30-4-1975, chúng ta có chính sách khoan hồng dành cho những người của phía bên kia đi cải tạo, cải tạo để trở thành người công dân chân chính. Ngày đó, Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam có quy định bắt buộc sĩ quan quân đội và viên chức thuộc chính quyền Sài Gòn đi học tập cải tạo. Dù với không ít người trước đó gây nhiều nợ máu, gây thảm sát, giết hại nhiều người song Đảng, Nhà nước ta đã thực sự khoan hồng, không ai bị xét xử với các tội danh như tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người. Sau học tập cải tạo, những người này được phục hồi đầy đủ quyền công dân… Một số người còn được cho phép đi ra nước ngoài theo nguyện vọng, nếu có. Ví dụ, như ông Phạm Hà Thanh, lúc đó là chuẩn tướng, cục trưởng cục quân y của chế độ cũ do chính đơn vị của tôi bắt giữ. Sau khi cải tạo xong, ông Phạm Hà Thanh xin đi Mỹ thì Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện để ông ra đi theo nguyện vọng. Từ thời Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, trong Bình Ngô đại cáo đã viết: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. Và đây cũng là một ví dụ cho sự khoan hồng, đại độ của Đảng, Nhà nước ta, cũng như chính sách hòa hợp dân tộc ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Tất cả đều bắt nguồn từ văn hóa Việt Nam, truyền thống Việt Nam; nhân hậu và bao dung của con người Việt Nam.

Ngay như hiện tại, chúng ta đang làm rất tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Nhưng một điều sâu xa hơn chúng ta làm được, đó là xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Tự hào vì không chỉ chúng ta đang có những thành công trong công tác phòng dịch, chống dịch, dập dịch và điều trị, mà còn bởi vì chúng ta đang thực hiện những chính sách vô cùng nhân văn. Đó là điều trị cho tất cả mọi người, dù sang hay hèn, những người Việt Nam từ nước ngoài trở về hay những người nước ngoài ở Việt Nam, tất cả đều được chăm sóc và tạo điều kiện chữa trị tốt nhất.

Gác lại quá khứ không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và chân lý! (Bài 3)

Tận tình chăm sóc công dân cách ly phòng tránh dịch Covid-19

Tất cả những điều trên, nếu không phải với tinh thần lấy dân làm gốc của Đảng ta xuyên suốt trong quá trình lịch sử, trải qua bao thế hệ thì trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, hay trong đại dịch Covid-19 này thật khó mà áp dụng vào thực tiễn ngay được.

Hãy để lịch sử phán xét những người muốn đi ngược dòng chảy dân tộc

PV: Sau 45 năm, Đảng, Nhà nước rất quan tâm tới vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc nhưng lĩnh vực này vẫn còn một số hạn chế. Theo Thượng tướng đâu là vấn đề còn tồn tại?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Riêng cuộc chiến tranh chống Mỹ kéo dài hơn 20 năm nên hậu quả của nó để lại rất nặng nề. Đến khi miền Nam được giải phóng, cái được lớn nhất là đất nước giành được độc lập, non sông được nối liền một dải. Nhưng về phía bên kia, họ bị mất rất nhiều. Chính vì vậy nó gây ra một tiềm thức ăn sâu không dễ gì một sớm một chiều mà quên đi. Đấy là tôi chưa nói đến sự hy sinh, mất mát của cả hai phía, bởi chiến tranh nào cũng gây ra nhiều sự hy sinh, mất mát to lớn. Từ những hậu quả như vậy nên có rất nhiều tầng lớp có những nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, số người nuôi giữ hận thù chỉ là thiểu số. Họ không đại diện cho một thế hệ hay cho dân tộc Việt Nam. Còn đại đa số người dân Việt Nam, kể cả trong nước và ngoài nước, họ đều nhận thức được đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa, cái nào là thật, cái nào giả. Ngay cả trong nội bộ của chúng ta, cũng có những con người từng được đào tạo, nuôi dưỡng, trưởng thành trong môi trường cách mạng nhưng rồi cũng có những biểu hiện thoái hóa, biến chất, quay sang nói xấu chế độ, nói xấu chính những nơi đã từng đào tạo cưu mang mình. Hoặc ở đâu đó vẫn có những người bảo thủ, chỉ nhìn vào những vấn đề tiêu cực để phán xét, trong sâu thẳm trái tim họ không có chỗ cho hai từ bao dung và tha thứ. Một bộ phận nữa là những người thuộc chế độ cũ, họ cay cú vì đã bị mất hết mà không nghĩ đó là do quy luật tất yếu của chiến tranh nên vẫn còn hậm hực, muốn tìm mọi cách để phá hoại đất nước. Những người đó có lẽ không nằm trong khối đại đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam. Những con người muốn tách mình ra, đi ngược với dòng chảy chung của dân tộc như thế, hãy để lịch sử phán xét họ.

Lịch sử là lịch sử, không ai thay đổi được lịch sử đã diễn ra

PV: Hiện nay, có quan điểm cho rằng, để hòa giải, hòa hợp dân tộc phải từ bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, phải thực hiện đa nguyên, đa đảng, phải bỏ cụm từ ngụy quân, ngụy quyền. Theo Thượng tướng những khuyến nghị như vậy liệu có cơ sở?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Trong lịch sử, chế độ đa nguyên, đa đảng đã sớm xuất hiện từ lâu. Chủ nghĩa đa nguyên phủ định tính thống nhất của thế giới, cường điệu cái riêng; phủ nhận sự phân chia xã hội thành giai cấp, phủ nhận đấu tranh giai cấp; chủ trương xây dựng một cơ chế quản lý xã hội theo nguyên tắc đa lực lượng, đa đảng phái và các tổ chức đảng phái này quan hệ với nhau theo nguyên tắc hiệp thương. Nếu áp dụng quan điểm này vào chủ nghĩa xã hội sẽ dẫn tới hạ thấp vai trò của Đảng Cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân thành một tổ chức tầm thường và nguy cơ phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

TIN LIÊN QUAN:

Ở Việt Nam không cần sự tồn tại của chủ nghĩa đa nguyên – một thứ cơ sở lý luận cho việc thực hiện chế độ đa đảng. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã cho thấy, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử; là ý nguyện của nhân dân Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh, chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không cần thêm bất cứ một tổ chức, đảng phái chính trị nào khác lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Trong cuộc trường chinh 30 năm (1945-1975) kháng chiến giải phóng dân tộc khỏi ách xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, một lần nữa lịch sử và nhân dân lại lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Từ sau năm 1975 đến nay, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng được khẳng định. Với bản lĩnh, trí tuệ, “là đạo đức, là văn minh”, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đưa nước ta từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, vượt qua khủng hoảng gay gắt về kinh tế-xã hội, trở thành một quốc gia đang phát triển hết sức năng động. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện; dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng; quốc phòng, an ninh được giữ vững; văn hóa, xã hội có nhiều bước phát triển; vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được nâng cao trong khu vực và trên trường quốc tế. Và một điều hết sức quan trọng nữa là Đảng ta luôn luôn đổi mới và thực hiện tốt công tác chỉnh đốn Đảng. Vì vậy, Việt Nam hiện nay không cần đa đảng, đúng như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu: “Ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ”.

Còn về vấn đề cụm từ ngụy quân, ngụy quyền, theo tôi đây là vấn đề lịch sử. Cái gì tồn tại thì có không muốn nó vẫn tồn tại, dù là ở hình thức này hay hình thức khác. Chúng ta không thể chối bỏ được những gì đã xảy ra ở lịch sử. Tất nhiên, trong cách tuyên truyền, chúng ta cũng không nên dùng quá nhiều những câu, từ nặng nề mang tính miệt thị hay xúc phạm những gì thuộc về chế độ cũ.

Nhìn rộng ra hơn nữa, như cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân và Hồng quân Liên Xô cách đây 75 năm đã đập tan phát xít Đức, giành lại hòa bình cho nhân dân các nước châu Âu. Nếu có quan điểm như vậy thì bây giờ chúng ta phải gọi phát xít Đức bằng cái tên nào khác đây? Vì vậy, lịch sử là lịch sử, không ai có thể thay đổi được lịch sử đã diễn ra.

Tầm nhìn toàn cầu trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

PV: Theo Thượng tướng, Đại hội XIII của Đảng tới đây cần có đột phá gì để thực hiện phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc nói chung, hòa hợp dân tộc nói riêng?

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa đoàn kết và thành công. Hơn thế nữa, phạm vi, mức độ, quy mô của thành công trước hết phụ thuộc vào chính quy mô và mức độ của khối đại đoàn kết. Có đoàn kết mới có thắng lợi, càng gặp kẻ thù lớn, càng khó khăn gian khổ bao nhiêu lại cần phải đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi và vững chắc bấy nhiêu.

Gác lại quá khứ không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và chân lý! (Bài 3)

Đại hội XII của Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi đoàn kết là sức mạnh vô địch. Để lý giải một nước Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu lại có thể đương đầu và đánh bại những kẻ thù có sức mạnh vật chất tối tân nhất toàn cầu, Người nói: “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ, chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước, chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”. Cho nên, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, để xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, đại đoàn kết phải được nhân lên, hướng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phải khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Để thực hiện mục tiêu đại đoàn kết, hòa hợp dân tộc là một việc làm hết sức cần thiết. Đại hội XIII của Đảng tới đây sẽ là thời điểm tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Tôi mong rằng Đảng ta sẽ có những chủ trương, hành động thiết thực hơn, hiệu quả hơn để phát huy sức mạnh của cộng đồng người Việt Nam trên toàn cầu. Nhiều năm trên cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trực tiếp tham gia chỉ đạo công tác đối ngoại quốc phòng, tôi rất tâm đắc chủ trương bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Tôi cũng tâm đắc chủ trương nhân lên sức mạnh Việt Nam qua việc phát triển những công ty toàn cầu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, như Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) từng có câu châm ngôn hành động: “Vì một Viettel toàn cầu”.

Gác lại quá khứ không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và chân lý! (Bài 3)

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông  Quân đội (Viettel) phát triển mạng viễn thông tại thị trường nước ngoài. Ảnh: Diệu Linh

Về hòa hợp dân tộc, chúng ta xác định gác lại quá khứ, hướng tới tương lai nhưng cũng phải thống nhất một điều, gác lại quá khứ không có nghĩa là xóa nhòa lịch sử và chân lý. Tôn trọng lịch sử và gác lại quá khứ để cùng nhau kiến tạo tương lai, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mẫu số chung, làm điểm tương đồng. Vì vậy, để xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc cần thực hiện trong tám chữ: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC! 

PV: Xin trân trọng cảm ơn Thượng tướng! 

Về vấn đề cụm từ ngụy quân, ngụy quyền, theo tôi đây là vấn đề lịch sử. Cái gì tồn tại thì có không muốn nó vẫn tồn tại, dù là ở hình thức này hay hình thức khác. Chúng ta không thể chối bỏ được những gì đã xảy ra ở lịch sử. Tất nhiên, trong cách tuyên truyền, chúng ta cũng không nên dùng quá nhiều những câu, từ nặng nề mang tính miệt thị hay xúc phạm những gì thuộc về chế độ cũ. 

Ngay cả trong nội bộ của chúng ta, cũng có những con người từng được đào tạo, nuôi dưỡng, trưởng thành trong môi trường cách mạng nhưng rồi cũng có những biểu hiện thoái hóa, biến chất, quay sang nói xấu chế độ, nói xấu chính những nơi đã từng đào tạo cưu mang mình. Hoặc ở đâu đó vẫn có những người bảo thủ, chỉ nhìn vào những vấn đề tiêu cực để phán xét, trong sâu thẳm trái tim họ không có chỗ cho hai từ bao dung và tha thứ. Một bộ phận nữa là những người thuộc chế độ cũ, họ cay cú vì đã bị mất hết mà không nghĩ đó là do quy luật tất yếu của chiến tranh nên vẫn còn hậm hực, muốn tìm mọi cách để phá hoại đất nước. Những người đó có lẽ không nằm trong khối đại đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam. Những con người muốn tách mình ra, đi ngược với dòng chảy chung của dân tộc như thế, hãy để lịch sử phán xét họ.

(Còn nữa)

VIỆT CƯỜNG (QĐND/thực hiện)

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây