Trang chủ Dân quyền Nguyên văn Công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng...

Nguyên văn Công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và những kẻ cố tình xuyên tạc

233
0

Nguyên văn Công thư 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và những kẻ cố tình xuyên tạc

Những ngày vừa qua, khi Trung Quốc gia tăng các hoạt động căng thẳng trên biển Đông, xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam, đặc biệt là tuyên bố quản lý Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, một vấn đề lại được dư luận nhắc đến đó là Công thư năm 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. Mặc dù Công thư không có giá trị về pháp lý trong việc phân chia, công nhận chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như không hề khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng hiện nay một số ý kiến lại đang cố tình xuyên tạc công thư này theo hướng chính cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.

Để rộng đường bàn luận về vấn đề này, xin trích đăng lại nguyên văn Công thư năm 1958 của cố thủ tướng:

“Thưa Đồng chí Tổng lý, Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Như vậy qua Công thư này chúng ta thấy rất rõ một số điều sau:

Thứ nhất, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ tuyên bố ủng hộ và tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.

Thứ hai, trong công thư hoàn toàn không đề cập tới hai chữ Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là không có từ nào, câu nào đề cập rằng công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.

Đây là điểm cơ bản nhất để phản đối lại lập luận của một số kẻ đang cố tình xuyên tạc và suy diễn Công thư 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Hiện có 2 nhóm đang cố tình suy diễn Công thư này.

Nhóm thứ nhất là chính quyền Bắc Kinh. Họ luôn tìm cách viện dẫn và suy diễn sai về công thư này để làm cơ sở cho những đòi hỏi phi lý của họ về chủ quyền trên biển Đông.

Mới đây nhất, ngày 17/4/2020 trong Công hàm gửi Liên Hợp Quốc, họ lại đưa ra lập luận này, cho rằng “Chính phủ Việt Nam công nhận và ủng hộ tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về lãnh hải mà Trung Quốc đưa ra ngày 4/9/1958”. Theo đó, Trung Quốc đòi có “lãnh hải 12 hải lý, áp dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, gồm có Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc”.

Đây là suy diễn rất phi lý của chính quyền Bắc Kinh.

Cần thấy thêm rằng, như đã nói cố thủ tướng không hề có câu chữ nào tuyên bố công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Mặt khác, vấn đề chủ quyền lãnh thổ phải được quyết định bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đó là Quốc hội. Cố thủ tướng hiểu quá rõ điều này nên tất yếu trong câu chữ của Công thư hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc, chỉ công nhận 12 hải lý của Trung Quốc.

Mặt khác, cần đặt trong bối cảnh lúc đó, xảy ra khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai, Mỹ đang cho hải quân bảo vệ Đài Loan và đe dọa tấn công Trung Quốc. Mỹ cũng nêu quan điểm hải phận Trung Quốc chỉ 3 hải lý. Do đó, Trung Quốc muốn có sự tuyên bố ủng hộ của một số nước về tuyên bố lãnh hải 12 hải lý. Lúc đó, Trung Quốc đang giúp đỡ Việt Nam nhiều trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nên Việt Nam ra công thư có thể xem như một động thái, cử chỉ ngoại giao.

Rõ ràng Công thư 1958 không có giá trị pháp lý về phân định chủ quyền, lại càng không công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.

Con cáo Bắc Kinh muốn độc chiếm biển Đông nên suy diễn xuyên tạc để bảo vệ yêu sách vô lý của mình.

Còn một số người khác, là người Việt, mồm thì bảo yêu nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhưng cũng vào hùa xuyên tạc Công thư năm 1958 thì khác gì tiếp tay với bọn cướp nước Bắc Kinh, đó là bán nước.

Kiên quyết phản đối mọi bè lũ bán nước và cướp nước.

Viễn

Nguồn: Dân quyền

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây