Trang chủ Luận bàn - Phản biện Phản bác luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc và thế lực...

Phản bác luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc và thế lực thù địch về “công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng”

269
0

Ngày 17/4/2020, Trung Quốc dùng chiêu trò gửi công hàm lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc về cái gọi là Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam đã gửi công hàm ngoại giao “công nhận và ủng hộ tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quyết định liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc được đưa ra vào ngày 4/9/1958 và Chính phủ của Cộng hòa Dân chủ Việt Nam tôn trọng quyết định này” hòng đưa ra lập luận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thuộc chủ quyền Trung Quốc. Ngay lập tức, trang “Thoibao.de” vầ một số tài khoản FB mang tên Quốc Ấn Mai, Hà Mạnh Ly, Le Thi Thanh Binh,… đã đăng nội dung này để tiếp tay cho hành động phi pháp của Trung Quốc, quy kết “Việt Nam bán đảo cho Trung Quốc từ Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958”.

Phản bác luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc và thế lực thù địch về “công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng”
Luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc và những kẻ cơ hội chính trị.

Để vạch mặt sự gian xảo của Trung Quốc và thủ đoạn chống phá Nhà nước Việt Nam của chính một số kẻ mang dòng máu Việt thì mỗi người dân cần nhận thức rõ những vấn đề sau:

Thứ nhất, bối cảnh và nội dung của công hàm

Năm 1958 là năm Hội nghị công ước luật biển lần thứ nhất nhóm họp, các quốc gia tranh cãi các quan điểm pháp lý về các vùng biển khác nhau. Phía Hoa Kỳ cho rằng lãnh hải chỉ bao gồm 3 hải lý, còn Trung Quốc và một số quốc gia khác ủng hộ quan điểm lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý. Chính vì vậy, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã đưa ra một công hàm để khẳng định chiều rộng lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý mà ta thấy cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nhắc đến trong công thư ngày 14-9-1958 của mình.

Cố Thủ tướng đã có thư phúc đáp cho việc đồng ý công nhận “hải phận” – tức lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý. Như vậy, công thư này cho thấy nó mang một sự cam kết về mặt chính trị hơn là về pháp lý, đây cũng là một hình thức mà các nước xã hội chủ nghĩa thường hay sử dụng để thể hiện tình đoàn kết trong tinh thần anh em trong phong trào vô sản quốc tế. Xin nhắc lại là lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc không bao hàm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàng Sa và Trường Sa lúc này thuộc miền Nam Việt Nam, đang bị Mỹ và tay sai chiếm đóng trái phép (Mỹ thay chân Pháp xâm chiếm miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, vi phạm hiệp định Giơ-ne-vơ, chia đôi đất nước, cướp quyền điều hành miền Nam của chế độ cũ). Vậy Công hàm 1958 rõ ràng không hề đề cập đến 2 quần đảo nói trên.

Phản bác luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc và thế lực thù địch về “công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng”
Công hàm năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Thứ hai, luận điệu cho rằng “Công hàm 1958 là bán chủ quyền biển đảo cho Trung Quốc”

Cần khẳng định rõ, nội dung của công thư do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký này không chứa đựng bất kỳ câu chữ nào nói về việc chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Và thêm nữa, đối với các sự chuyển nhượng lãnh thổ, thì Thủ tướng VNDCCH không có thẩm quyền quyết định việc ấy, không có thẩm quyền quyết định việc ấy, mà phải là cơ quan quyền lực tối cao ở Việt Nam là Quốc hội. Và cuối cùng, chế độ cũ không thể quyết định hoặc chuyển giao một thứ mà họ không kiểm soát nó trong thực tế (do Mỹ và tay sai chiếm giữ).

Công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là văn bản ngoại giao, nó có giá trị pháp lý về những vấn đề được nêu trong nội dung, đó là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Công hàm không đề cập chủ quyền lãnh thổ, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa nên đương nhiên nó không có giá trị pháp lý trong vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa. Do đó, lập luận cho rằng “chế độ VNDCCH công nhận chủ quyền biển đảo của Trung Quốc trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa” là phi thực tế.

Phản bác luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc và thế lực thù địch về “công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng”
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Thực tế, khoảng cách từ Đảo Hải Nam đến Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam có chiều dài khoảng 380km/1,8, tức hơn 200 hải lý, đến đảo Trường Sa 1.143 km/1,8 tương đương 635 hải lý tính từ mép đất liền của hòn đảo này. Vì vậy, Việc công nhận 12 hải lý trong Công hàm 1958 của chính phủ, về mặt pháp lý cũng không hề liên quan gì đến việc tuyên bố chủ quyền về hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Hơn nữa, về lịch sử chủ quyền, Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ thế kỷ 17,18. Dưới Triều Nhà Nguyễn đã tổ chức khai thác tài nguyên, đánh bắt hải sản. Đến đầu thế kỷ XIX, với tư cách là một nhà nước, nhà Nguyễn đã chính thức xác lập chủ quyền trên 2 quần đảo này và chịu sự quản lý xuyên suốt cả thời kỳ Pháp thuộc đến chế độ tay sai của Mỹ trước khi Trung Quốc xua quân đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974, Các đảo phía Đông quần đảo Trường Sa năm 1988. Đối với lịch sử chủ quyền của Trung Quốc dựa trên các sử liệu “Cổ Kim đồ thư tập thành”, “Hoàng dư toàn lãm phân tỉnh đồ”, “Quảng Đông toàn đồ” và “Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, tất cả đều không thể hiện cái gọi là Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) như Trung Quốc đang gọi hiện nay. Cụ thể hơn, dưới thời Trung Hoa dân quốc (1912 – 1949), bản đồ Trung Quốc do “Tân Địa học xã Vũ Xương” xuất bản vẫn công nhận cương giới phía nam là đảo Hải Nam. Cũng trong khoảng thời điểm này Bản đồ Trung Quốc và Nhật Bản do tạp chí địa lý có tên “Commercial Atlas Rand McNally” xuất bản tại Chicago (Mỹ) năm 1942 cũng thể hiện phần lãnh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Như vậy, rõ ràng Trung Quốc không hề có bất kỳ tính lịch sử và pháp lý nào về chủ quyền trên Quần đảo Hoàng sa và Trường Sa.

Quần đảo Hoàng Sa do chính chế độ cũ để mất vào tay Trung Quốc khi người Mỹ và Trung Quốc thỏa hiệp ngay trên lưng chế độ cũ, buộc chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và bè lũ tay sai, bù nhìn phải chấp nhận diễn tuồng, mang một số lực lượng hải quân làm tốt thí, đổi lại Nguyễn Văn Thiệu được Mỹ hứa hẹn cấp thêm tiền để chống lại quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Gạc Ma và một số đảo khác do Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đoạt, sát hại 64 chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1988. Từ đó đến nay, Trung Quốc cải tạo các đảo trái phép trên chủ quyền của Việt Nam.

Có thể khẳng định là cả Trung Quốc và những kẻ “tàn dư của chế độ cũ” đang hùa nhau xuyên tạc “Công hàm năm 1958”. Cái mà Trung Quốc muốn là lừa bịp nhân dân thế giới về cái gọi là “Việt Nam công nhận chủ quyền biển, đảo của Trung Quốc”, hòng hợp thức hóa mưu đồ chiếm trọn biển Đông của họ. Đây là kế “Vô trung sinh hữu” (không có mà làm cho có) trong chuỗi liên hoàn kế để thực hiện chiến lược “viễn giao cận công” của họ. Những kẻ cơ hội chính trị cứ thế lợi dụng xuyên tạc sự kiện này hòng kích động nhân dân ta chống phá chế độ, gây rối tình hình nội bộ đất nước. Suy cho cùng thì cả Trung Quốc và “tàn dư của chế độ cũ” đều bẩn thỉu và hèn hạ như nhau. Vì vậy, là người dân Việt Nam yêu nước chân chính thì cần phải tỉnh táo, đấu tranh bẻ gãy luận điệu bịp bợm của chúng.

Hạ Trắng (TH)


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây