Những ngày tháng 4 này, trong khi cả nước chung tay chống loại giặc mới, vô hình và cực kỳ nguy hiểm đó là đại dịch toàn cầu Covid-19. Đại dịch đã cướp đi sinh mạng của 5.532/68.605 người nhiễm tại Pháp, 15.362/124.632 tại Italya và tại Mỹ là 9.626/336958 người nhiễm và nhiều nước khác tại các nước Châu Âu, Châu Á..theo số liệu thống kê của WHO tính đến ngày 06/4/2020. Tại Việt Nam, với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn nhân dân Việt Nam đang làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh được cộng đồng quốc tế và các tổ chức y tế của Liên Hợp Quốc đánh giá cao, điều đặc biệt là Việt Nam không có ca tử vong vì Covid-19 điều mà không mấy quốc gia trên thế giới làm được. Đây chính là thành tựu lớn nhất của Việt Nam vào những ngày tháng 4 lịch sử này.
Cứ mỗi năm tháng 4 đến, chúng ta luôn có nhiều chuyện để nhắc tới, trong nước là các hoạt động thiết thực kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước mà năm nay 2020 kỷ niệm tròn 45 năm và đương nhiên luôn song hành đối lập với đó là hoạt động chống phá và rao giảng những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, những thế lực luôn phủ nhận thành quả cách mạng cũng như phát triển đất nước của Việt Nam suốt 45 năm qua với những luận điệu không có gì là mới.
Ảnh: bài viết xuyên tạc trên blog danlambao
Việt Nam sau 45 năm thống nhất đất nước đã đạt được những kết quả, thành tựu nào, hiện nay đang ra sao có lẽ ai ai cũng thấy rõ được và cộng đồng quốc tế cũng đánh giá vai trò, trách nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế mà chắc hẳn sự kiện khẳng định vị thế của Việt Nam ngay trong năm 2020 này là vị trí chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mà Việt Nam tham gia với tư cách là ủy viên không thường trực hay vị trí chủ tịch ASEAN trong năm 2020.
Nhắc đến thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam chắc có nhiều điều để nói, có thể nhìn sơ qua kết quả của năm 2019 như sau: kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn. Tốc độ tăng GDP cả năm đạt 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và thế giới. Năng suất lao động tăng 6,2%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt 46,11%. Mô hình tăng trưởng chuyển dịch tích cực, giảm dần phụ thuộc vào khai khoáng và tăng tín dụng; đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng tăng. Chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát tốt, CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79%, thấp hơn mục tiêu đề ra (là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 3 năm qua). Thị trường tài chính, tiền tệ và tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt và duy trì ổn định phù hợp; dự trữ ngoại hối khoảng 79 tỷ USD (năm 2019, NHNN đã mua vào 20 tỷ USD). Hệ số tín nhiệm quốc gia được nâng hạng từ BB- lên BB với triển vọng “tích cực”. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính đạt trên 1.400 nghìn tỷ đồng; tỉ trọng chi đầu tư phát triển tăng, đạt 26,6%; bội chi NSNN khoảng 3,44% GDP; nợ công giảm còn 56,1% GDP (năm 2016 là 64,6% GDP). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 33,9% GDP; tỉ trọng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng lên 46%. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2%; vốn FDI thực hiện đạt mức kỷ lục 20,4 tỷ USD. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm, xuất nhập khẩu vẫn tăng và đạt mức kỷ lục 517 tỷ USD; xuất khẩu tăng 8,1%, trong đó xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng mạnh; xuất siêu năm thứ tư liên tiếp và đạt 9,9 tỷ USD. Cơ cấu lại nền kinh tế thực chất hơn; các ngành, lĩnh vực chủ yếu vẫn phát triển ổn định, tích cực trong bối cảnh khó khăn. Sản xuất công nghiệp tăng mạnh; bảo đảm an ninh năng lượng; phát triển mạnh nguồn điện năng lượng tái tạo. Khu vực nông nghiệp phát triển ổn định. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả vượt bậc, đến nay có 8 tỉnh, thành phố có 100% xã đạt chuẩn; 54% số xã và 111 huyện đạt chuẩn, hoàn thành mục tiêu trước thời hạn gần 2 năm.
Khu vực dịch vụ duy trì đà tăng khá cao; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt gần 5 triệu tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,2%). Khách quốc tế ước đạt trên 18 triệu lượt, tăng 16,2%. Năm thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng “Điểm đến hàng đầu châu Á”. Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu đạt kết quả tích cực; tỷ lệ nợ xấu nội bảng còn 1,91%; bảo đảm an toàn hệ thống. Tỉ lệ lao động qua đào tạo cả năm khoảng 61-62%, trong đó tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 24%.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; chất lượng cuộc sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện rõ rệt. Các chính sách người có công, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững được các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo và thực hiện hiệu quả. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5% (còn khoảng 3,73-4,23%); trong đó các huyện nghèo giảm trên 4%. Thành tích giảm nghèo của Việt Nam tiếp tục là một điểm sáng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch tích cực; tạo thêm 1,62 triệu việc làm; mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội lên 32,5%.
Chất lượng dịch vụ y tế tiếp tục được nâng lên; đạt 8,6 bác sĩ, 27,5 giường bệnh trên 1 vạn dân; tỉ lệ tham gia BHYT đạt 89,3%, vượt mục tiêu đề ra. Làm tốt công tác y tế dự phòng; chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm. Chất lượng giáo dục đào tạo và dạy nghề được nâng lên; xếp hạng giáo dục đại học nước ta tăng 12 bậc, từ hạng 80 lên 68.
Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được giữ vững và tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (nguồn: Báo cáo tóm tắt tình hình KTXH năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020 của Chính phủ).
Đã 45 năm trôi qua, đất nước được thống nhất, cuộc sống nhân dân ấm no, đời sống phát triển, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng to lớn và có một sự thật, với hai chữ “đồng bào” thiêng liêng, Việt Nam không bỏ rơi một ai trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay cũng như luôn rộng vòng tay chào đón những người con Việt Nam xa xứ kể cả những người trước đây từng có lỗi lầm đi ngược lại với cách mạng với nhân dân.
Đúng là “tháng 4 đổi chủ” nhưng quá trình đổi thay này mang lại kết quả to lớn sau hội nghị hiệp thương giữa Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để trở thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tâm nguyện của biết bao nhiêu thế hệ người Việt Nam đã đổ xương máu để đất nước được thống nhất, người Việt Nam được tự quyết mọi việc trên chính lãnh thổ của mình mà không cần đến sự can thiệp của ngoại bang,Việt Nam vẫn luôn khẳng định vai trò, vị thế của mình và cho thấy “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế như ngày nay”./.
Giang Sơn
Nguồn: Non sông Việt Nam