Trang chủ Luận bàn - Phản biện ATM gạo và những hộp cơm từ thiện đang bị các “nhà...

ATM gạo và những hộp cơm từ thiện đang bị các “nhà dân chủ” lợi dụng xuyên tạc

233
0

“Đại dịch COVID-19 làm tăng nhanh số người nghèo đói ăn tại các đô thị lớn trong khi chính sách cứu trợ của chính phủ không đủ nhanh và rộng để bao phủ. Đấy là lúc vai trò của xã hội dân sự phát huy”- Đó là một trong những luận điệu trong bài viết “Cứu đói giữa đại dịch, khi xã hội dân sự bổ khuyết cho chính quyền”, đăng trên BBC News Tiếng Việt mới đây.

Tiếc rằng, những gì diễn ra ở Việt Nam không phải, không có miếng đất cho sự tồn tại cái gọi là “xã hội dân sự” kiểu phương Tây mà các nhà “rân chủ” chủ đích tuyên truyền.

ATM gạo và những hộp cơm từ thiện đang bị các “nhà dân chủ” lợi dụng xuyên tạc

Lý luận của cái gọi là xã hội dân sự nhân thời dịch bệnh

Ở nước ta, bên cạnh các đoàn thể nhân dân có truyền thống lịch sử gắn với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, các hội, tổ chức phi chính phủ đã, đang được thành lập và hoạt động trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội với nhiều mô hình rất đa dạng, phong phú.

Ngoài các hội, tổ chức phi chính phủ được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, còn có các hội quần chúng, tổ chức cộng đồng có tính truyền thống hoặc do người dân tự nguyện thành lập, không có tư cách pháp nhân (hay còn gọi là hội không chính thức), như tổ, nhóm tự quản, hội đồng hương… và các câu lạc bộ.

Tuy nhiên, lợi dụng việc đề cao các quyền lập hội, quyền công dân, quyền tự do tôn giáo và quyền tự do báo chí, các thế lực thù địch bên ngoài cấu kết với các phần tử thoái hóa, biến chất, bất mãn chính trị bên trong đã thổi phồng và lợi dụng chiêu bài “xã hội dân sự” để chống phá quyết liệt.
Hiện thực hóa cho luận điệu của chúng là lợi dụng tình hình dịch bệnh kéo dài, đặc biệt là khi Chỉ thị số 16 của Thủ tướng về việc “Cách ly xã hội” đến hết ngày 15/4 được ban hành, nhiều doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh, các hàng quán đóng cửa và nhiều lao động nghèo rơi vào cảnh thất nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống.

Chúng dẫn số liệu thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, địa bàn TP HCM có gần 12.000 người bán vé số gặp khó khăn do dịch Covid-19. Người nghèo cũ vẫn nghèo, người nghèo mới do dịch bệnh xuất hiện, lực lượng người đói ăn trở nên đông đảo hơn bao giờ hết.

Lúc này, mô hình “ATM gạo” của ông Huỳnh Tuấn Anh và quán ăn Nụ cười của ông Nguyễn Tập trở thành tâm điểm. Chúng lợi dụng tấm lòng thiện nguyện của các mạnh thường quân để nói về cái gọi là “xã hội dân sự”, tâng bốc “xã hội dân sự” công kích chính quyền, cho rằng “xã hội dân sự” đang bổ khuyết cho những thiếu sót của chính quyền.

“Dù chính phủ đã có kế hoạch với gói hỗ trợ 62.000 tỷ cho khoảng 20 triệu đối tượng nhưng các gói hỗ của nhà nước thường không đủ nhanh để cứu đói cho những người “vừa ráo mồ hôi là hết tiền”. Vì vậy, đã có nhiều doanh nghiệp, hội nhóm, tổ chức và cá nhân đứng ra cứu đói”..  Hoặc, “Đại dịch COVID-19 làm tăng nhanh số người nghèo đói ăn tại các đô thị lớn trong khi chính sách cứu trợ của chính phủ không đủ nhanh và rộng để bao phủ. Đấy là lúc vai trò của xã hội dân sự phát huy” –  trích đoạn từ bài viết “Cứu đói giữa đại dịch, khi xã hội dân sự bổ khuyết cho chính quyền” trên BBC News Tiếng Việt.

Thực chất, chúng đang lợi dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để hướng lái xã hội dân sự vào các hoạt động trái với tôn chỉ, mục đích. Một số tổ chức “xã hội dân sự” có khuynh hướng đi theo mục tiêu chính trị, đề cao các “giá trị” tự do, dân chủ, nhân quyền của chủ nghĩa tư bản.

Tuy nhiên, các nhà “dân chủ”, cũng như các thế lực thù địch, lưu vong nói chung không thể áp đặt một cách máy móc lý thuyết suông từ phương Tây vào thực tiễn Việt Nam để xuyên tạc, chống phá.

Đừng đánh đồng với tính nhân văn của người Việt

Đi lên từ đất nước nông nghiệp, nhân dân ta luôn hiểu thấu triết lý, ý nghĩa của tình đồng bào, đồng chí, anh em. Trải qua bao khó khăn, hoạn nạn, trong thử thách, hiểm nghèo, người Việt đều có những sáng tạo không ngừng để hướng về tương lai tốt đẹp. Tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái, yêu thương san sẻ, đùm bọc lẫn nhau là những đức tính được hun đúc, hình thành xuyên suốt truyền thống lịch sử để tiếp nối, phát huy trong tình hình mới.

Và câu chuyện về “ATM gạo” là sự kết hợp giữa trí thông minh, tháo vát và lòng bao dung, đùm bọc lẫn nhau của người Việt trong lúc khó khăn. Thế nên, nó không chỉ là một giải pháp công nghệ “nóng bỏng” mà còn cho thấy khí chất được ca tụng lâu nay của con người Việt Nam.

Đôi lúc phải “cảm ơn COVID-19”, vì nhờ nó mà tâm hồn, lòng trắc ẩn của con người có cơ hội được tưới tắm, vun đắp. COVID-19 cũng “ép buộc” chúng ta đừng sống một cách nhạt nhòa như đã từng.

Nhìn rộng hơn, kể từ khi xuất hiện dịch, đã có nhiều hành động kịp thời của những người đứng đầu đất nước, sự tham gia chủ động, tích cực, quyết liệt, hiệu quả của ban ngành, chính quyền các cấp đã tạo được niềm tin, sự yên tâm trong xã hội và đại đa số người dân, tạo nên tâm thế chủ động trong phòng tránh dịch bệnh.

Qua những giải pháp xử lý vấn đề, qua lời nói, hành động của những người có trách nhiệm, cho thấy sự gắn kết bền chặt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, nói lên bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta: Nhà nước của dân, do dân và vì dân, luôn hướng về dân để phục vụ với tinh thần tận tụy; sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại trước mắt về kinh tế để đảm bảo sức khỏe, tính mạng và sự bình yên của nhân dân.

Cùng với đó, những ứng xử kịp thời của Đảng, Nhà nước ta trong quá trình bảo hộ công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập ở tâm dịch Vũ Hán, và ở các tâm dịch khác, đã để lại những ấn tượng và cảm xúc tốt đẹp không chỉ đối với du học sinh, người thân của họ mà với cả cộng đồng xã hội.
Hình ảnh, hành trình đi và trở về an toàn của phi hành đoàn, đội ngũ y bác sĩ, các tình nguyện viên mặt đất và 30 hành khách trên chuyến bay đặc biệt của hãng hàng không Vietnam Airlines ngày 9 và 10-2-2020 đã gây xúc động đối với nhiều người; thể hiện tinh thần trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, sự dũng cảm và trên hết là tình nghĩa đồng bào của người Việt trong khó khăn họan nạn.

Thậm chí, trong nhiều cuộc chiến tranh của người Việt chúng ta vẫn nhân văn. Có thể thấy điều ấy thể hiện trong bài “Cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Câu nói này là kim chỉ nam của dân tộc. Việc nhân nghĩa, nhân văn trước hết phải vì cuộc sống của nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói rất rõ: Mong muốn đem lại độc lập, tự do, cơm no áo ấm cho dân tộc. Tư duy của Bác rất cụ thể, chính vì vậy, trong bản Tuyên ngôn độc lập, Người cũng đi từ nhân văn, từ con người. Người khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Thực tế trên cho thấy, tính thiện, tính nhân văn luôn có sẵn trong mỗi con người Việt Nam. Từ người lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cho đến tầng lớp trung lưu và tầng lớp tri thức, công-nông dân.

Nói cách khác, với đại đa số người Việt, tình nghĩa đồng bào là cao quý, là “liều thuốc tinh thần” quan trọng giúp mỗi người có thêm động lực, “sức đề kháng” tốt để vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Đó chính là tâm thức “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “máu chảy ruột mềm”, “người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Có thể thấy, tính nhân văn trong xã hội là đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho con người và dân tộc. Và Chính phủ, Nhà nước Việt Nam đang làm rất tốt vai trò cũng như nghĩa vụ của mình. Vậy nên, các nhà “rân chủ” đừng đánh đồng cái gọi là “xã hội dân sự” kiểu phương Tây với tính nhân văn của người Việt.

Sông Trà


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây