Trang chủ Chính trị Việt Nam cần gì phải tránh xa Trung Quốc

Việt Nam cần gì phải tránh xa Trung Quốc

177
0

Thỉnh thoảng lại có ý kiến cho rằng Việt Nam nên tránh xa, đại loại là từ mặt, nghỉ chơi với Trung Quốc đi. Nhưng liệu điều này có đúng hay cần thiết không?

Việt Nam cần gì phải tránh xa Trung Quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

1. Việt Nam là quốc gia đã từng có 4 lần tác động lớn đến dòng chảy của lịch sử thế giới

Thứ nhất, lần tác động đầu tiên đó là công cuộc kháng chiến chống Mông nguyên của nhà Trần. Nó đã chặn đứng sự phát triển của vương triều Mông Cổ về hướng Nam. Từ đó góp phần làm Mông Cổ hay vương triều Nguyên suy yếu dần đi.

Thứ hai, chiến tranh Đông Dương lần 1 (1945-1954), Việt Nam đã làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ. Từ đó tạo nên 1 cơn bão đấu tranh giải phóng thuộc địa ở các nước Á Phi.

Thứ ba, chiến trang Đông Dương lần 2 (1954-1975), Việt Nam trở thành tâm điểm của cả nhân loại trong thập niên 50 đến 70 của thế kỷ 20. Khi mà trong cuộc chiến tranh này Việt Nam là tâm điểm của 3 luồng mâu thuẫn lớn nhất của thời đại: Mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn ý thức hệ, mâu thuẫn giữa khối phản động thế giới với các lực lượng dân chủ thế giới.

Thứ tư, quá trình cải cách mở cửa kinh tế, nhưng kiên định với con đường XHCN. Điều này đã làm cho các nhà học giả của ý thức hệ TBCN đau đầu. Vì sau khi Liên Xô-Đông Âu sụp đổ, các nhà lý luận của TBCN đã cho rằng, TBCN đã thắng lợi hoàn toàn đối với XHCN và họ cho rằng Việt Nam cũng sẽ sớm sụp đổ theo. Và Việt Nam lúc này đã chứng minh điều ngược lại. Nhiều người hỏi tại sao lại là Việt Nam chứ không phải Trung Quốc, giới sử học phương Tây cho rằng Trung Quốc lúc này trên bản đồ Chính trị, Trung Quốc không tồn tại, vì những ảnh hưởng của Thiên An Môn.

Thứ năm, một sự kiện đang nóng hiện nay là phòng chống dịch bệnh, thế giới một lần nữa được chứng kiến và khâm phục một Việt Nam chủ động đoàn kết, ý Đảng, lòng dân được thể hiện lên tầm cao mới, thử hỏi ở đâu trên trái đất này có được truyền thống đó.

Đó là 4 sự kiện lớn của Việt Nam làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại.

2. Mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam – Trung Quốc

Gần đây, Việt Nam tập trung phòng chống dịch Covid-19, không nhớ chính xác cái tên nào “khen hay” rằng nhờ chống dịch mà “thoát khỏi Trung Quốc”. Những xin nói thẳng, việc đó sai hoàn toàn.

Thứ nhất, trong 4000 năm dựng và giữ nước của người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã sống chung với Trung Quốc và vẫn giữ được bản sắc dân tộc của mình, vẫn giữ mình là dân tộc Việt độc lập tự cường tự chủ. Việt Nam đã trải qua 4 thời kì Bắc thuộc nhưng trong suốt 4 lần đó, dân tộc Việt Nam vẫn không bị đồng hóa như các dân tộc khác trong Tộc Bách Việt.

Thứ hai, cũng trải qua quá trình sống chung đó, ông cha ta đã có những hướng đi của riêng mình để xác lập vị thế dân tộc. Đó là Bắc Hòa – Nam đánh, tiến hành quá trình Nam tiến về phía Nam, trải qua các triều đại Phong kiến, từ Nhà Đinh đến thời các vua chúa Nguyễn, cương vực lãnh thổ Việt Nam đã mở rộng và hình thành nên một lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc chí Nam, từ địa đầu Lũng Cú đến Cực Nam Mũi Cà Mau và luôn hướng ra biển, giữ gìn vùng biển đảo thuộc chủ quyền quốc gia.

Thứ ba, về địa lý, cái này Việt Nam chẳng chạy đi đâu được, muôn đời rồi lãnh thổ Việt Nam vẫn sẽ tiếp giáp với Trung Quốc mà thôi.

Việt Nam cần gì phải tránh xa Trung Quốc
Lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc là sự thật không thể thay đổi.

Thứ tư, trong dòng chảy của quá trình toàn cầu hóa, khi mà các quốc gia khác đang tìm cách hợp tác để phát triển, vừa hợp tác vừa đấu tranh, thì quan hệ song phương giữa Việt Nam-Trung Quốc cũng đang làm điều đó, điều này Mỹ cũng đang làm. Vậy hô hào thế chả khác gì các bạn kêu Việt Nam tự đứng ra ngoài cuộc chơi.

Thứ năm, năm 2014 tại Hội nghị quốc tế về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc tổ chức tại TP.HCM, giới học giả quốc tế đã nhận định rằng, nếu hiểu Trung Quốc thì chỉ có Việt Nam, nếu hiểu Trung Quốc mạnh hay yếu cũng chỉ có Việt Nam. Vì Việt Nam đã chơi với Trung Quốc 4000 năm và vẫn tồn tại.

Nói tóm lại, thay vì muốn chạy thoát khỏi Trung Quốc thì nên suy nghĩ kế sách để chế ngự những hành vi ngang ngược, thâm hiểm của Trung Quốc vẫn hay hơn. Thậm chí, để có thể khống chế “Liên hoàn kế” của Trung Quốc trên cả đất liền và trên biển thì có lẽ thượng sách là chúng ta phải sử dụng chiến thuật “dĩ tĩnh chế động” – nghĩa là lấy cái tĩnh khống chế cái động, lấy nhu để chế cương. Bình tĩnh quan sát đợi cho đối phương hành động và lộ ra yếu điểm thì mình tìm cách chế ngự. Tĩnh cũng có nghĩa là bình tĩnh, tỉnh táo, không bị mê hoặc bởi sự náo động, không bị kích động để mắc bẫy Trung Quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng từng dạy, phải luôn “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tức là lấy cái bất biến (không thay đổi) mà ứng phó với cái vạn biến (cái luôn thay đổi). Ý nghĩa triết lý trên là ở chỗ dù mọi sự vật hiện tượng vạn biến, phong phú, đa dạng, thay đổi khôn lường nhưng đều xoay quanh trục của nó, đó là bản thể, là bất biến; cái bất biến là bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; cái vạn biến là tùy cơ ứng biến, tùy cơ hành động sao cho ích nước lợi dân thì làm.

Như đã biết, người Trung Quốc đã sáng tạo ra môn cờ tướng, một môn đỉnh cao trí tuệ về tính toán chiến lược và chiến thuật. Nhưng xem ra, khi vội vã đưa những “con tốt” qua vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, phía Trung Quốc đã phạm một nguyên tắc cơ bản trong đánh cờ, đi sai một nước thì sớm muộn cũng thua cả ván. Nước cờ của Trung Quốc đã làm mất uy tín của chính họ trên trường quốc tế, các nước láng giềng đề phòng, giảm sút lòng tin vào Trung Quốc. Chưa kể nếu nhân dân nước họ hiểu rõ sự thật chính quyền nước mình đi xâm phạm lãnh thổ nước khác thì chưa hẳn đã ủng hộ. Chính vì vậy, việc cần làm của nhân dân ta là càng phải bình tĩnh, khôn ngoan, tin tưởng vào các giải pháp bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia của Đảng và Nhà nước.

Hạ Trắng (TH)


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây