Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020
Như đã thông tin, khoảng 3h ngày 2/4, tàu cá QNg 90617 TS công suất 420 CV của ông Trần Hồng Thọ (33 tuổi, trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đang hoạt động
tại vùng biển Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm. 8 ngư dân bị Trung Quốc
bắt giữ suốt 15 tiếng đồng hồ. Khoảng 18h ngày 2/4, Trung Quốc giao 8 ngư dân
của tàu QNg 90617 TS cho 2 tàu cá của ông Linh, ông Dũng và thả cho họ về. Tàu ông Dũng đưa 4 trong số 8 ngư dân trên tàu bị chìm vào đất liền trước. Chủ tàu chìm là ông Thọ cùng 3 ngư dân còn lại theo chân tàu ông Linh tiếp tục đánh bắt ở Hoàng Sa.
tại vùng biển Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm. 8 ngư dân bị Trung Quốc
bắt giữ suốt 15 tiếng đồng hồ. Khoảng 18h ngày 2/4, Trung Quốc giao 8 ngư dân
của tàu QNg 90617 TS cho 2 tàu cá của ông Linh, ông Dũng và thả cho họ về. Tàu ông Dũng đưa 4 trong số 8 ngư dân trên tàu bị chìm vào đất liền trước. Chủ tàu chìm là ông Thọ cùng 3 ngư dân còn lại theo chân tàu ông Linh tiếp tục đánh bắt ở Hoàng Sa.
Tàu cá Việt Nam bị tàu Hải Cảnh TQ đâm chìm
Ngay hành động phi pháp, phi đạo lý của tàu Hải cảnh TQ là màn tấu hài, ngạo ngược của đại diện Bộ Ngoại giao TQ – bà Hoa Xuân Oánh khi cho rằng tàu cá Việt Nam chủ động đâm tàu Hải cảnh Trung Quốc và chìm. Một đứa con nít nó cũng cười cho hành động lươn lẹo, xuyên tạc của Nhà nước TQ, vì chẳng có ai dại khi hành động theo kiểu tự sát “lấy trứng trọi đá”, không có chuyện tàu cá nhỏ lại đi đâm tàu chấp pháp có vũ trang của TQ. Nếu theo như lời bà Hà Xuân Oánh thì phải nói theo kiểu như là “tàu cá VN đâm chìm tàu Hải Cảnh TQ”.
Bà Hoa Xuân Oánh
Xét về tình và lý, vụ này TQ sai hoàn toàn. Ngư dân Quảng Ngãi đang khai thác hải sản ở Hoàng Sa – ngư trường truyền thống tự bao đời. Tuy nhiên, bấy lâu nay Trung Quốc đã hành xử như vùng biển này thuộc “ao nhà” của mình, bất chấp luật pháp quốc tế như Công ước Luật biển, bất chấp những tuyên bố cũng như các văn bản mà các lãnh đạo Trung
Quốc đã tham gia ký kết như DOC năm 2002, Thoả thuận chung giải quyết các tranh
chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký kết năm 2011. Vậy nên việc TQ đưa tàu Hải Cảnh vào khu vực này để xua đuổi tàu cá Việt Nam tiếp tục cho thấy dã tâm của TQ, nối tiếp sự sai đó là việc bất thình lình bị đâm chìm tàu mới đây như gióng thêm hồi chuông tố cáo Trung Quốc là một kẻ “bất nhân, bất nghĩa”. Ngoài ra, việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam trái phép suốt 15 tiếng đồng hồ là một hành động không thể chấp nhận. Để bảo vệ cho cái sai đó, Bộ ngoại giao TQ đã trơ trẽn xuyên tạc, bịa đặt một cách trắng trợn như phát ngôn của bà Oánh: tàu cá Việt Nam chủ động đâm tàu Hải cảnh Trung Quốc và chìm. Thật tiếc rằng, những ngư dân do hoảng hốt hoặc không được trang bị smartphone để có thể ghi lại tình huống bị tấn công để lật mặt sự bịa đặt và tố cáo TQ trước công luận thế giới, tránh trường hợp đổi trắng thay đen như tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 3/4. Sự việc trên đã và đang gây bất bình trong dư luận trong bối cảnh TQ đang vật lộn với việc khắc phục những hậu quả của đại dịch Covid 19. Cũng tương tự như những lần trước, việc tăng cường các hoạt động phi pháp ngoài biển Đông chính là nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế, nhằm giảm bớt sự căng thẳng với các việc nội bộ. Việt Nam cũng đã có những động thái cứng rắn, kiên trì đấu tranh bằng con đường ngoại giao để yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng những văn bản mà Trung Quốc đã tham gia. Đồng thời, đưa vấn đề ra công luận thế giới những hành vi sai trái này của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, bởi dư luận quốc tế chắc chắn tạo sức ép nhất định tới Trung Quốc. Để những sự việc tương tự không xảy ra, phía các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần nâng cao năng lực của các cơ quan chấp pháp biển của mình như Cảnh sát biển, lực lượng Kiểm ngư để có thể góp phần bảo vệ ngư dân trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân biết sự nguy hiểm nếu ngư dân lưu thông ngoài khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra, cần động viên tinh thần để bàn con ngư dân an tâm bám biển, bởi họ chính là những “chiến sĩ” ngày đêm khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước ở ngoài khơi xa. Ngư dân cứ vững tâm đánh bắt ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hoặc khu vực biển quốc tế được phép khai thác. Như vậy, dù có muốn dùng sức mạnh để áp đặt lệnh cấm đơn phương thì Trung Quốc cũng phải chào thua. Một sự khó khăn mà chúng ta cần biết, đó là việc chấm dứt các hành động ngang ngược, vô lối của Trung Quốc ở Hoàng Sa không phải là một vấn đề đơn giản. Bằng chứng là năm nào cũng có tàu của
Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, đâm chìm ở Hoàng Sa. Giải pháp tổng thể là chúng ta phải tăng cường thực lực về mọi mặt như kinh tế biển, quốc phòng…, cũng như phát triển các quan hệ quốc tế nhằm tạo thế và lực, qua đó mới có thể ngăn chặn được âm mưu đê hèn và dã tâm của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao cần cương quyết hơn, có các biện pháp đấu tranh kiên quyết với hành động ngang ngược và phi lý của Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam; yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Quảng ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát biển cũng cần tăng cường tuần tra, giám sát nhằm kịp thời hỗ trợ ngư dân và có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển.
Quốc đã tham gia ký kết như DOC năm 2002, Thoả thuận chung giải quyết các tranh
chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký kết năm 2011. Vậy nên việc TQ đưa tàu Hải Cảnh vào khu vực này để xua đuổi tàu cá Việt Nam tiếp tục cho thấy dã tâm của TQ, nối tiếp sự sai đó là việc bất thình lình bị đâm chìm tàu mới đây như gióng thêm hồi chuông tố cáo Trung Quốc là một kẻ “bất nhân, bất nghĩa”. Ngoài ra, việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam trái phép suốt 15 tiếng đồng hồ là một hành động không thể chấp nhận. Để bảo vệ cho cái sai đó, Bộ ngoại giao TQ đã trơ trẽn xuyên tạc, bịa đặt một cách trắng trợn như phát ngôn của bà Oánh: tàu cá Việt Nam chủ động đâm tàu Hải cảnh Trung Quốc và chìm. Thật tiếc rằng, những ngư dân do hoảng hốt hoặc không được trang bị smartphone để có thể ghi lại tình huống bị tấn công để lật mặt sự bịa đặt và tố cáo TQ trước công luận thế giới, tránh trường hợp đổi trắng thay đen như tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 3/4. Sự việc trên đã và đang gây bất bình trong dư luận trong bối cảnh TQ đang vật lộn với việc khắc phục những hậu quả của đại dịch Covid 19. Cũng tương tự như những lần trước, việc tăng cường các hoạt động phi pháp ngoài biển Đông chính là nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế, nhằm giảm bớt sự căng thẳng với các việc nội bộ. Việt Nam cũng đã có những động thái cứng rắn, kiên trì đấu tranh bằng con đường ngoại giao để yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng những văn bản mà Trung Quốc đã tham gia. Đồng thời, đưa vấn đề ra công luận thế giới những hành vi sai trái này của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, bởi dư luận quốc tế chắc chắn tạo sức ép nhất định tới Trung Quốc. Để những sự việc tương tự không xảy ra, phía các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần nâng cao năng lực của các cơ quan chấp pháp biển của mình như Cảnh sát biển, lực lượng Kiểm ngư để có thể góp phần bảo vệ ngư dân trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân biết sự nguy hiểm nếu ngư dân lưu thông ngoài khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra, cần động viên tinh thần để bàn con ngư dân an tâm bám biển, bởi họ chính là những “chiến sĩ” ngày đêm khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước ở ngoài khơi xa. Ngư dân cứ vững tâm đánh bắt ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hoặc khu vực biển quốc tế được phép khai thác. Như vậy, dù có muốn dùng sức mạnh để áp đặt lệnh cấm đơn phương thì Trung Quốc cũng phải chào thua. Một sự khó khăn mà chúng ta cần biết, đó là việc chấm dứt các hành động ngang ngược, vô lối của Trung Quốc ở Hoàng Sa không phải là một vấn đề đơn giản. Bằng chứng là năm nào cũng có tàu của
Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, đâm chìm ở Hoàng Sa. Giải pháp tổng thể là chúng ta phải tăng cường thực lực về mọi mặt như kinh tế biển, quốc phòng…, cũng như phát triển các quan hệ quốc tế nhằm tạo thế và lực, qua đó mới có thể ngăn chặn được âm mưu đê hèn và dã tâm của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao cần cương quyết hơn, có các biện pháp đấu tranh kiên quyết với hành động ngang ngược và phi lý của Trung Quốc vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam; yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Quảng ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát biển cũng cần tăng cường tuần tra, giám sát nhằm kịp thời hỗ trợ ngư dân và có biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển.
Tags:
Biên giới – Biển đảo
Nguồn: Bản tin Dân chủ