Trang chủ Bản tin Dân chủ Hà Nội có phải là một quốc gia riêng?

Hà Nội có phải là một quốc gia riêng?

167
0

Hà Nội có phải là một quốc gia riêng?

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Ngày 3/4, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu, từ ngày 4/4, các đơn vị quận, huyện, phường xã tổ chức lực lượng đi kiểm tra, xử phạt tất cả những người đi ra ngoài đường mà không đúng các nội dung được cho phép, không đúng các trường hợp cần thiết được ra khỏi nhà. Sau yêu cầu trên của người đứng đầu chính quyền thành phố Hà Nội đã có những ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này.

Đặc biệt, tối ngày 3/4, Facebooker Trương Huy San đã có một bài viết với tiêu đề “HÀ NỘI KHÔNG PHẢI LÀ MỘT QUỐC GIA RIÊNG” đăng tải trên Facebook của mình. Trong bài viết này, Trương Huy San đã cố tình đả kích quyết định trên của ông Nguyễn Đức Chung. Theo đó, Trương Huy San cho rằng, ông Nguyễn Đức Chung có thể đóng cửa các công viên, khu vui chơi… nhưng ông ra lệnh “phạt người dân ra ngoài không đúng mục đích” là không có căn cứ pháp luật, bởi Chỉ thị 16 của Thủ tướng chỉ đưa ra các khuyến cáo. Nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn được Chính phủ cho phép. Vì vậy, chưa thể cấm triệt để “người dân đi ra ngoài”.

Trương Huy San lý giải rằng, Hà Nội và ông Nguyễn Đức Chung chỉ có thể thực hiện việc xử phạt khi Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp. Hà Nội không phải là một quốc gia riêng cho nên “ông Nguyễn Đức Chung nên rút lệnh ngay tối nay nếu không ngày mai, khi quan chức phường xã, quận huyện lộng quyền, hành dân thì không những cấp trên sẽ xử lý ông mà dân chúng cũng không hết lời ta thán”.

Hà Nội có phải là một quốc gia riêng?

Tiếp lời Trương Huy San, blogger Bùi Hoàng Tám, một người có lẽ đã rất nổi tiếng với nhiều người bởi những bài viết đăng trên mục blog của báo Dân trí cũng đưa ra những lời lẽ tương tự Trương Huy San. Trên Facebook cá nhân của mình, Bùi Hoàng Tám đưa ra những câu hỏi, lập luận nghe có vẻ rất có lý rằng: “Có hay không tình trạng trên nói một đằng, dưới làm một nẻo? Có hay không tư duy cát cứ? Chủ tịch tỉnh (TP) có phải là “những ông vua con – Lời TBT CT nước Nguyễn Phú Trọng”. Xin hỏi thế nào là “việc không cần thiết” hay những việc nào “không nằm trong diện được đi ra ngoài đường”? Xử phạt thì dựa theo qui định nào? điều nào? mục nào? bao nhiêu? Luật là định lượng, không cho phép định tính bởi định thính sẽ dẫn tới lạm quyền. Tinh thần là tốt nhưng sự hiểu biết luật pháp còn tốt hơn. Dịch sẽ qua, còn sự “vô pháp” đã nảy nòi thì sẽ ở lại. Và khi đó, “cái gậy” duy nhất của tầng lớp “thấp cổ, bé họng” để chống lại cường quyền và sự độc tài là luật pháp của dân chúng bị bẻ gẫy. Hậu quả khôn lường…”.

Vậy, có hay không Hà Nội là một quốc gia riêng? Có hay không việc trên nói một đằng, dưới làm một nẻo? Có hay không còn sự “vô pháp” ở đâu đó? Có hay không tư duy cát cứ… như những gì Trương Huy San và Bùi Hoàng Tám đang thắc mắc?

Dưới góc độ cá nhân, tôi thấy rằng, yêu cầu của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung không có gì là không có căn cứ. Chẳng thể có chuyện Hà Nội là một quốc gia riêng, càng không thể có chuyện tư duy cán cứ, “vô pháp” ở đây nếu chúng ta hiểu đúng về tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Hà Nội có phải là một quốc gia riêng?

Ngày 4/4, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 2601/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu:

“1. Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết:

a) Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

b) Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

c) Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này…”.

Như vậy, theo hướng dẫn trên thì những trường hợp ra ngoài không nằm trong quy định tại các điểm a, b, c là những trường hợp không cần thiết. Với những trường hợp này, các địa phương có thể nhắc nhở hoặc xử phạt theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm “cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định”.

Điều 8 luật này nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm; không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Tùy tính chất và mức độ của hành vi, người vi phạm còn có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 176 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng.

Như vậy, đối chiếu về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, chủ tịch UBND xã, phường cũng có thẩm quyền xử phạt các trường hợp này.

Vậy thì việc ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu các lực lượng kiểm tra và xử phạt những trường hợp ra ngoài không có lý do cần thiết là hoàn toàn có cơ sở và có căn cứ việc lý. Thế thì sao mà những Trương Huy San và Bùi Hoàng Tám phải nhặng hết cả lên?

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây