Trang chủ Đối tượng Báo cáo nhân quyền quốc gia năm 2019, bổn cũ soạn lại!

Báo cáo nhân quyền quốc gia năm 2019, bổn cũ soạn lại!

157
0

Báo cáo nhân quyền quốc gia năm 2019, bổn cũ soạn lại!Ảnh: các báo cáo nhân quyền trên website chính thức của Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam 

Ngày 11/3/2020 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại Giao Hòa Kỳ Mike Pompeo công bố cái gọi là “Báo cáo nhân quyền quốc gia năm 2019” trong đó tiếp tục vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Nghe thông tin này, cộng đồng mạng lại gật gù với nhau rằng không biết đợt này những nhà “rận chủ” nào sẽ được nhắc tới như những ví dụ điển hình, những ai được “bảo trợ” sang Hoa Kỳ để đạt được ước mơ làm thuê cho xứ sở tự do?!?

Thực tế, những năm qua, hầu như luận điệu mà Bộ ngoại giao Hoa Kỳ gán ghép cho các nước trong danh sách các nước có vi phạm về dân chủ nhân quyền là không thay đổi. Đối với Việt Nam, có thể thấy, những năm qua “báo cáo nhân quyền quốc gia” vẫn giữ nguyên các luận điệu của mình. Thậm chí nếu để ý, có thể thấy chúng na ná giống nhau từ lời mở đầu và cấu trúc và nội dung các bản báo cáo là tương tự nhau. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến những bản báo cáo được dùng từ năm này qua năm khác chỉ thay đổi một vài cái tên, địa điểm cho phù hợp với tính thời sự. Thử hỏi, với những báo cáo như thế thì chất lượng đến đâu?!?

Mặt khác ai cũng biết, với chính sách ngoại giao của mình, Mỹ tự cho mình cái quyền vi phạm luật pháp quốc tế. Cụ thể như Năm 1999, Mỹ dẫn đầu NATO can thiệp vào tình hình Kosovo mà không được sự ủy thác từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC). Năm 2001, Mỹ tấn công Afghanistan, lật đổ chế độ Taliban với danh nghĩa phát động cuộc chiến chống khủng bố, trái với nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và nguyên tắc chỉ sử dụng vũ lực khi được UNSC ủy thác, trái với quy định về phòng vệ chính đáng do tổ chức khủng bố Al Qaeda đã tấn công Mỹ vụ 11/9 chứ không phải Taliban. Năm 2003, Mỹ tiếp tục lấy danh nghĩa đó, cùng với lý lẽ Iraq tàng trữ vũ khí hóa học, để xâm lược nước này, lật đổ Tổng thống Iraq Saddam Hussein, trái với nguyên tắc cấm đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực… Báo cáo Nhân quyền Quốc gia hằng năm của Hoa Kỳ đã xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đây là hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ Việt Nam, đi ngược lại luật pháp quốc tế. Trong đó, khoản 7, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào các công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương…”. Điều này có nghĩa là không một quốc gia nào được quyền can thiệp vào các lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, xuất phát từ chủ quyền của mình như: cấm can thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe dọa can thiệp khác nhằm chống lại chủ quyền, nền tảng chính trị, văn hóa-xã hội của quốc gia; cấm dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để bắt buộc quốc gia khác phụ thuộc vào mình; cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố nhằm lật đổ chính quyền của quốc gia khác; cấm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ của quốc gia khác; Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác.

Như vậy, mặc dù là nước lớn, với nhiều giá trị đáng học hỏi, nhưng chính bản thân nước Mỹ sẽ chưa phải là tấm gương về vấn đề nhân quyền, pháp quyền và ngoại giao để các nước phải noi theo. Một bản báo cáo về tình hình nhân quyền của một nước không tôn trọng luật pháp quốc tế, trong mình vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về nhân quyền và xã hội thì thiết nghĩ độ trung thực sẽ không cao…

Thiên Bình

Nguồn: Non sông Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây