Trang chủ Luận bàn - Phản biện Mọi rợ như thế thì dạy được ai, hả anh Chu Mộng...

Mọi rợ như thế thì dạy được ai, hả anh Chu Mộng Long?

893
0

Mọi rợ như thế thì dạy được ai, hả anh Chu Mộng Long?

Anh Chu Mộng Long làm thầy mà đòi thiêu sống cả bệnh nhân thì anh dạy được ai, hả?

Thưa anh Chu Mộng Long, con người khác con vật ở nhiều điểm, trong đó qua trọng nhất là tình yêu thương đồng loại. Đến tù binh mà ta còn phải chữa trị cho họ trong thời gian giam giữ cơ mà. Ngay cả những tử tù, dù biết họ sẽ phải trả giá bằng cái chết, nhưng khi chưa thi hành án, họ có bệnh ta vẫn phải chữa trị cho họ anh ạ.

Chuyện một người nào đó vô tình hay hữu ý mà phát tán mầm dịch cho cộng đồng rõ ràng là đáng lên án. Nhưng chuyện nào ra chuyện đó, họ sai có pháp luật xử lý, nhưng họ có bệnh ta không thể nhẫn tâm nhìn họ chết và càng không thể man rợ tới mức đem họ đi thiêu sống.

Trong status này, tôi biết anh Chu Mộng Long ám chỉ đến bệnh nhân nào, nhưng không dám nói ra. Điều này nói lên tính cách, bản lĩnh của anh.

Mọi rợ như thế thì dạy được ai, hả anh Chu Mộng Long?

Mọi rợ như thế thì dạy được ai, hả anh Chu Mộng Long?

Còn nữa, anh trích Kiều để viết: “Vì tính mạng và tài sản của nhân dân, vì an ninh quốc gia, tôi kiến nghị nên thiêu sống ngay lập tức những cá nhân đó”. “Hại một người, cứu muôn người” (Nguyễn Du), chứ không có chủ nghĩa nhân đạo: “Cứu một người, hại muôn người” là làm vấy bẩn câu thơ của cụ Nguyễn Du.

Thưa anh, “Hại một người cứu muôn người” nói việc Thúy Kiều mắc mưu Hồ Tôn Hiến mà đã vô tình khiến Từ Hải chết oan chứ không nói việc cố tình giết oan một ai đó để cứu thiên hạ. Hơn nữa, quyết định loại bỏ ai đó ra khỏi đời sống xã hội trong điều kiện văn minh là công việc của pháp luật mà không thể tùy tiện mọi rợ như anh đề xuất.

Tôi biết anh có tên thật là Châu Minh Hùng, sinh năm 1968, có học vị Tiến sĩ, làm giảng viên của Bộ môn Khoa Học Xã Hội của Đại học Quy Nhơn. Theo tôi, anh nên tập trung vào chuyên môn hơn là về chính trị. Nhắc anh, thiện căn mới là thứ để phân biệt con người với súc vật:

❤“Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” – Nguyễn Du.

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây