Mới đây, Ban Tôn giáo Chính phủ đã khuyến
cáo các tổ chức tôn giáo, cơ sở thờ tự “không tổ chức hoạt động đông người, dừng
lễ hội, hội nghị” để phòng ngừa lây lan virus COVID-19.
Các sự kiện được đề nghị dừng tổ chức gồm:
Lễ Phục Sinh của đạo Công Giáo và Tin Lành; lễ Phật Ðản của Phật Giáo; Tết Chôl
Chnăm Thmây của người Khmer; Đại Hội Nhiệm Kỳ của Hội Thánh Cao Đài; Hội Nghị
Thường Niên của Hội Đồng Tinh Thần Tôn Giáo Baha’i và Đạo Hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa…
Các tổ chức tôn giáo không cử người tham gia hoạt động ở nước ngoài, không đón
tiếp chức sắc đến từ những nơi có dịch, tăng cường giảng lễ, thuyết pháp trực
tuyến để tránh tập trung đông người.
Trên thế giới, các hoạt động sinh hoạt tôn
giáo là một trong những nguy cơ gây lây lan virut covid 19 nhanh nhất. Điển
hình như trường hợp của Tân Thiên địa tại Hàn Quốc đã làm phát tán virut covid
19 tại quốc gia này. Ở Việt Nam, ca nhiễm virut thứ 100 đang là nguy cơ lây nhiễm
virut ra cộng đồng bởi hoạt động sinh hoạt tôn giáo, ngày 27.2, bệnh nhân đến
Kuala Lumpur (Malaysia) đi hành hương lễ hội hồi giáo. Đến ngày 3.3, bệnh nhân
về nước trên chuyến bay của Hãng hàng không AsiaAir số hiệu AK524. Đến 20 giờ
cùng ngày thì về đến sân bay Tân Sơn Nhất và được con trai chở về nhà. Từ ngày
4 đến 17.3, người này đi lễ 5 lần/ngày tại Thánh đường Hồi giáo Jamiul Anwar –
số 157B/9 Dương Bá Trạc, phường 1.
Mặc dù đây chỉ là văn bản khuyến cáo nên dừng
các hoạt động tôn giáo trong thời gian dịch bệnh bùng phát nhưng các cơ sở tôn
giáo nên có ý thức vì lợi ích chung của cả cộng đồng tạm thời hoãn các lịch
trình sinh hoạt tôn giáo, đến khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn thì quay
trở lại hoạt động bình thường.
Một số cơ sở tôn giáo vẫn tiếp tục duy trì
hoạt động nhưng thay vào đó là việc thường xuyên kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu
tín đồ đeo khẩu trang và sử dụng nước sát khuẩn nhanh. Tuy nhiên, đây cũng chỉ
là biện pháp hạn chế tương đối sự lây lan của virut, nếu có một tín đồ nhiễm
virut covid 19 đến sinh hoạt tôn giáo thì sẽ biến cơ sở đó thành ổ dịch phải
cách ly hoàn toàn.
Ở Thủ đô Hà Nội, các đình chùa, phủ Tây Hồ
hay các cơ sở tôn giáo thực hiện tạm ngừng hoạt động đến hết tháng 3/2020 và có
thể kéo dài nếu tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát. Tại thời điểm này, người
dân cũng nên hạn chế ra ngoài khi không có việc cần thiết, những người trên 60
tuổi không nên ra ngoài bởi đây là nhóm người dễ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch
bệnh.
Các cơ sở tôn giáo nên thực hiện theo khuyến
nghị của Ban Tôn giáo Chính phủ trong công tác phòng chống dịch covid 19 để bảo
vệ cho chính giáo dân của mình. Việc tập trung đông người tại thời điểm dịch bệnh
bùng phát chẳng khác nào tự biến mình thành ổ dịch covid 19.
Công Lý
Nguồn: Nhân quyền Việt Nam