Trang chủ Diễn đàn dân chủ Đăng ‘báo cáo nhanh’ Covid-19 bị phạt 7,5 triệu đồng: Thận trọng...

Đăng ‘báo cáo nhanh’ Covid-19 bị phạt 7,5 triệu đồng: Thận trọng khi đăng tin cá nhân người nhiễm và nghi nhiễm!

155
0

Cụ thể, ngày 25/3, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Trà Vinh đã xử phạt vi phạm hành chính số tiền 7,5 triệu đồng đối với Đoàn Hữu Tài (Sinh năm 1995, ngụ phường 7, TP Trà Vinh) về hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định pháp luật.

Đoàn Hữu Tài làm nghề mua bán ôtô. Ngày 12/3, Tài sử dụng tài khoản cá nhân trên Facebook đăng tải Báo cáo nhanh tình hình tiếp xúc với người nghi nhiễm COVID-19”, trong đó có nên rõ tên ông P.V.Đ., công tác tại trường Đại học Trà Vinh. Thông tin này thu hút 113 bình luận, 242 lượt chia sẻ và 95 lượt bày tỏ trạng thái, sau hai giờ đồng hồ đăng tải. Ông Đ. cho rằng Tài đăng tải nội dung thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của mình, xâm phạm vào quyền riêng tư.

Sau đó ông Đ. làm đơn gửi đến Sở Thông tin và Truyền thông, yêu cầu xử lý theo pháp luật. Tài được mời lên làm việc, thừa nhận hành vi vi phạm và tự giác tháo gỡ thông tin đăng tải.

Trước đó, báo chí và dư luận đã lên tiếng yêu cầu dừng ngày việc tiết lộ thông tin cá nhân, hình ảnh, đời tư của người nhiễm bệnh và các trường hợp liên quan lên các phương tiện truyền thông và không gian mạng. Việc này đi ngược lại nguyên tắc và luật y tế về bảo vệ thông tin cá nhân của người bệnh. Đồng thời, nó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong việc tìm kiếm, phát hiện bệnh nhân mới do gieo rắc tâm lý sợ hãi ‘bị phát hiện’ trong cộng đồng. Những người có triệu chứng hay dấu hiệu nghi ngờ có bệnh sẽ sợ mà không đi khám và làm xét nghiệm để chẩn đoán. Đó là việc mà bất kể chương trình y tế cộng đồng nào, đặc biệt là những chương trình phòng chống bệnh truyền nhiễm, cũng cần tránh. Rất tiếc là nguyên tắc này đã không được tuân thủ từ đầu trong việc giải quyết liên quan đến bệnh nhân Covid thứ 17”.

Nêu quan điểm về vấn đề này, Luật sư Kiều Anh Vũ, Giám đốc Công ty Luật KAV, nhìn nhận: “Pháp luật có quy định rõ về nghĩa vụ, trách nhiệm của người bệnh như khai báo trung thực, tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh… Nếu ai vi phạm sẽ chịu các biện pháp chế tài theo quy định của pháp luật”.

Tuy vậy, theo luật sư Vũ, người bệnh cũng có quyền pháp lý được bảo vệ và tôn trọng, cụ thể là quyền nhân thân. “Khoản 3 điều 33 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định một trong các trách nhiệm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh. Khoản 5 điều 8 của Luật này cũng quy định cấm phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm”, luật sư Vũ viện dẫn.

Ngoài ra, luật sư Vũ cho biết điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng quy định rõ người bệnh được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án; chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

Đồng thời Điều 9 Luật này cũng quy định người bệnh được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh; không bị kỳ thị, phân biệt đối xử,…

“Do vậy, đối với bệnh nhân Covid-19, nếu họ vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nhưng bản thân họ cũng là bệnh nhân nên cũng cần được tôn trọng về quyền riêng tư của người bệnh, tránh những hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị, xâm phạm quyền nhân thân của họ. Việc người bị nhiễm virus bị công kích, phân biệt đối xử, kỳ thị có ảnh hưởng nhất định tới tâm lý của những người nghi nhiễm, khiến họ gặp nhiều khó khăn trong khám và điều trị bệnh”, luật sư Vũ chia sẻ thêm.

Một trong số nạn nhân điển hình bị truyền thông và cộng đồng mạng lan truyền báo cáo y tế về quá trình đi lại, tiếp xúc, làm việc cũng như danh sách toàn bộ những người tiếp xúc f1,f2 với ông T, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương đã bị các đối tượng phản động chống đối khai thác triệt để, dựng chuyện bịa đặt ông này gian dối khai báo, tiếp xúc với bồ nhí sau khi đi công tác về khiến bà này và con riêng bị đưa đi cách ly, rồi chúng lợi dụng sinh hoạt đời tư như ngồi hạng ghế thương gia, chơi golf để quy kết ông này tham nhũng, lạm quyền, chi tiêu xa xỉ và bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều giống ông này, thậm chí còn đòi giải tán Hội Đồng Lý luận Trung ương và Viện Hàn lâm Việt Nam…

Một số quan chức khác như ông Bộ trưởng, hay Vụ trưởng nào đó thuộc diện cách ly, nghi nhiễm cũng trở thành mục tiêu tung tin đồn, bôi nhọ, gieo rắc hoang mang, khủng hoảng dịch bệnh, gây mất niềm tin vào bộ máy Nhà nước, đưa tin thổi phồng nguy cơ dịch bệnh, kích động người dân về nền kinh tế sắp sụp đổ, hãy rút tiền khỏi ngân hàng, hãy tích trữ lương thực…

Những kẻ tung tin, cổ súy nhiều nhất cũng chính là những gương mặt “đấu tranh zân chủ” nổi bật nhất trên không gian mạng như blogger Cô Gái đồ Long Lê Nguyễn Hương Trà đang số ở Đức, Hoàng Dũng – cầm đầu tổ chức Con đường Việt Nam hiện đang sống ở Mỹ, Nguyễn Văn Đài đang sống ở Đức…

Do vậy, mong dân mạng hãy luôn thận trong khi bấm bàn phím, hãy hiểu luật tránh bị tai bay vạ gió, nguy hiểm hơn trở thành công cụ cho đám phản động lợi dụng chống phá Nhà nước trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân dốc lực đoàn kết chống dịch bệnh này

Võ Khánh Linh

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây