Trang chủ Bản tin Dân chủ Những rắc rối xung quanh Buddha Bar & Grill Sài Gòn

Những rắc rối xung quanh Buddha Bar & Grill Sài Gòn

220
0

Thật khó tin khi ở Việt Nam – một quốc gia có số tín đồ tôn sùng đạo Phật lại tồn tại một địa điểm ăn uống và giải trí ở số 7 đường Thảo Điền (phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM) lại tràn ngập những hình ảnh về Đức Phật. Địa điểm này đã trở nên nổi tiếng thực sự vì là nơi diễn ra buổi tiệc St. Patrick’s Day, chỗ bệnh nhân số 91 (phi công người Anh của Hãng hàng không Vietnam Airlines) đã từng đến tham gia buổi tiệc này và sau đó lây nhiễm Covid-19 cho nhiều người. Hiện nay, số lượng tiếp xúc với người nhiễm, nghi nhiễm tăng lên từng ngày.

Những rắc rối xung quanh Buddha Bar & Grill Sài Gòn

Một số hình ảnh tại Buddha bar

Không chỉ với những tín đồ Phật giáo, ngay cả những người thích thú tìm hiểu về đạo Phật cũng sẽ rất bức xúc khi nhìn những hình ảnh phản cảm tại quán bar nơi có nhiều bức phù điêu về Đức Phật. Theo thông tin tìm hiểu qua google thì ở nước ngoài cũng có một chuỗi nhà hàng, quán bar, spar mang tên Buddha Bar, có mặt tại thủ đô và thành phố của nhiều nước như Pari, Luân Đôn, Du-bai, Manila,… Như vậy không khó để nhận ra Buddha Bar & Grill Sài Gòn chính là sản phẩm ngoại lai du nhập từ những bèo bọt của văn hóa xứ người và đầu óc kinh tế thị trường chạy theo lợi nhuận.

Chính vì vậy, ngay khi phát giác thông tin về quán bar trên. hàng loạt người dùng mạng xã hội cho rằng việc đặt tên quán bar như trên là cố tình phỉ báng Phật giáo. Bởi hình ảnh linh thiêng của Đức Phật không thể đặt ở một nơi ăn chơi như vậy. Phật là để tín ngưỡng, không phải để kinh doanh. Điều lạ thay, đó là quán Buddha Bar vào Việt Nam tới 10 năm nay, đến khi bùng dịch mọi người mới biết là có cái thể loại này vẫn được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Với văn hóa Việt Nam, câu chuyện này cho thấy sự buông lỏng quản lý do thiếu trách nhiệm hay là có sự dung túng của chính quyền cơ sở.

Những rắc rối xung quanh Buddha Bar & Grill Sài Gòn

Những rắc rối xung quanh Buddha Bar & Grill Sài Gòn

Sự việc trên cũng đã gây bức xúc lớn trong cộng đồng tăng, ni, phật tử trong nước. Thượng tọa Thích Nhật Từ (trụ trì chùa Giác Ngộ) cũng lên tiếng: “Kính đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM buộc chủ doanh nghiệp “Budha Bar” đổi tên mới, tôn trọng văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng từ văn hóa và đạo đức Phật giáo”.

Thượng tọa Thích Tâm Hải, Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, cho hay việc sử dụng hình ảnh, danh xưng “Buddha” (Đức Phật) tại quán bar ở số 7 đường Thảo Điền (quận 2) là không thể chấp nhận. Thượng tọa Thích Tâm Hải nhận định việc làm trên đối với nhiều Phật tử là một sự tổn thương, trầm trọng hơn, việc sử dụng “Buddha” để đặt cho quán bar đã xúc phạm tới tín ngưỡng tôn giáo đối với nhiều người.

Kinh doanh quán bar không phải là một loại hình bị cản cấm ở Việt Nam, và tất cả chúng ta cũng không quan tâm về những gì diễn ra trong không gian đó. Điều đáng bàn ở đây là việc sử dụng tên gọi – một hình tượng tâm linh lớn là Đức Phật – người đại diện cho sự giác ngộ, thiền định, trí huệ, từ bi… cho một không gian xập xình ăn chơi nhảy múa liệu có phù hợp ở Việt Nam?

Những rắc rối xung quanh Buddha Bar & Grill Sài Gòn

Buddha bar đã đóng cửa

Văn hóa phương Tây khác với nhiều với văn hóa truyền thống, đạo đức của Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy nên, việc bắt chước nước ngoài, đặt tên Buddha Bar ở về Việt Nam – một đất nước có tới hơn 10 triệu dân số là tín đồ theo đạo Phật (theo thống kê mới nhất của GHPGVN) và hàng triệu người ảnh hưởng bởi tín ngưỡng thờ Phật, liệu có phù hợp? Nó thể hiện một sự thách thức, tự do phóng túng quá trớn, vì đồng tiền mà gạt những giá trị đạo đức, truyền thống sang một bên của những người chủ quán này tại Sài Gòn.

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây