Trang chủ Bản tin Dân chủ Bàn về Thông cáo về “chỉ số tự do báo chí” của...

Bàn về Thông cáo về “chỉ số tự do báo chí” của Tổ chức RSF

241
0

Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết định của cuộc chiến chống “đại dịch Covid 19”, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang căng mình đẩy lùi dịch bệnh. Trong đó không thể thiếu vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí, là cầu nối giữa Chính phủ, chính quyền các cấp với quần chúng nhân dân trên lĩnh vực thông tin, liên lạc. Đặc biệt, vai trò của báo chí trong “cuộc chiến” hiện tại còn rõ ràng hơn bao giờ hết khi đã tận dụng tối đa những tiện ích trên nền tảng Internet, kịp thời thông tin nhanh nhất, chính xác nhất tới người dân biết rõ tình hình đang diễn ra cũng như cách thức phòng, chống dịch, đẩy lùi các tin giả, tin xấu độc cũng theo mạng internet mà lan tràn rộng khắp gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người dân.

Tuy nhiên, lĩnh vực báo chí Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những thách thức không hề nhỏ khi tổ chức Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới (Tiếng Pháp: Reporters sans frontières-RSF; một tổ chức phi chính phủ với phạm vi hoạt động trên toàn cầu) đã đưa ra thông cáo về “chỉ số tự do báo chí” của các quốc gia trên thế giới. Với việc bị xếp vào danh sách 20 nước bị coi như kẻ thù của tự do báo chí trên mạng năm 2020, Việt Nam tiếp tục được “ghi” là quốc gia có tình trạng bóp méo, ngăn cấm quyền tự do biểu đạt thông tin.

Bàn về Thông cáo về “chỉ số tự do báo chí” của Tổ chức RSF

Bàn về Thông cáo về “chỉ số tự do báo chí” của Tổ chức RSF

Việt Nam bị xếp vào danh sách 20 nước bị coi như kẻ thù của tự do báo chí

Bổn cũ soạn lại, đây không phải là vấn đề mới, vì cũng giống như mọi năm, thông tin được lặp đi lặp lại vẫn là những quy kết gắn với những cái tên cũ, những vấn đề được gắn thêm dòng chữ “Việt Nam tiếp tục vi phạm…” từ bản thông cáo các năm trước. RSF đưa lý lẽ nói rằng: “Chính phủ Việt Nam đã sử dụng lực lượng 47 với khoảng 10.000 chiến binh mạng nhằm chống lại cái mà Chính phủ Việt Nam gọi là lực lượng phản động trên mạng”.

Đây là những quy kết một chiều, không có cơ sở. Cũng tương tự như các Bản phúc trình về vấn đề “dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo”, nguồn thông tin mà các tổ chức này thu thập chủ yếu từ số cá nhân, tổ chức, số chính khách hoạt động thù địch hoặc không có thiện cảm với Việt Nam. Chính vì vậy, mặc dù tự cho mình cái quyền xếp hạng chỉ số “tự do báo chí” của tất cả các nước trên thế giới song RSF lại chỉ dựa trên những suy đoán, phỏng đoán và cách tiếp cận sai lệch.

Xét về thuyết âm mưu, thì tất cả những bản thông cáo về “chỉ số tự do báo chí” như vậy đều hướng tới một mục tiêu đó là chống phá nền báo chí của các quốc gia mà họ coi là thù địch, tạo lý do để can thiệp vào công việc nội bộ khi Mỹ và các nước phương Tây luôn gắn vấn đề viện trợ, hợp tác kinh tế với các điều kiện về dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam; yêu cầu Nhà nước phải cho xuất bản báo chí tư nhân, đòi tự do báo chí theo kiểu phương Tây. Thông qua triển khai các dự án hợp tác, tài trợ, họ ra sức thúc đẩy Nhà nước ta thành lập các báo, nhà xuất bản tư nhân, đòi tự do báo chí theo kiểu phương Tây. Điều này thuộc về quan điểm của Mỹ và các nước đồng minh khi đang muốn thiết lập một thế giới phẳng, lấy văn hóa, tư tưởng của các nước lớn là cái chung nhất để ra sức tuyên truyền, cổ vũ, cường điệu hóa “các giá trị” dân chủ tư sản, các quan điểm của phương Tây về tự do báo chí.

Bàn về Thông cáo về “chỉ số tự do báo chí” của Tổ chức RSF

Rận chủ Phạm Đoan Trang

Đáng chú ý, lĩnh vực báo chí cũng là mục tiêu mà các thế lực thù địch, các đối tượng xấu lợi dụng để chống phá cách mạng. Cùng với việc xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm tự do báo chí sẽ là chất xúc tác để ác động, lôi kéo, mua chuộc các phần tử chống đối, cơ hội chính trị, số phóng viên báo chí tha hóa, biến chất tăng cường viết bài xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, vu cáo Việt Nam vi phạm “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí” rồi tán phát trên mạng xã hội, internet… Theo đó, sẽ là một cuộc tấn công tổng hợp theo cả hai hướng “ngoại công, nội kích” trên lĩnh vực báo chí ở Việt Nam hòng hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Cố nhân có câu “chó cứ sủa và đoàn người vẫn đi”, trong câu chuyện này Việt Nam luôn giữ một lập trường nhất quán theo phương châm “cây ngay không sợ chết đứng” vì thực tế đã cho thấy diện mạo và thực tiễn đời sống báo chí, tự do báo chí tại Việt Nam đang phản ánh những bước tiến đáng ghi nhận. Đó không chỉ là việc Việt Nam đã, đang tham gia và nghiêm túc thực hiện các cam kết của mình về vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí theo Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị định, hiệp ước quốc tế, khu vực liên quan mà trên nền tảng đó, Việt Nam đã chủ động, sáng tạo và đầy trách nhiệm trong việc cụ thể hoá quyền tự do ngôn luận nói chung và tự do báo chí nói riêng bằng văn bản pháp lý. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng của Internet, các tiện ích trên mạng xã hội, các hoạt động báo chí ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và phổ biến tới người dân. Thông tin báo chí trở nên phổ thông, minh bạch, công khai. Điều này đã được Chính phủ, các địa phương tại Việt Nam sử dụng trong quá trình điều hành, quản lý, xã hội, trong đó có việc phát hiện, xử lý các sai phạm, tiêu cực từ cơ sở trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội.

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây