Trang chủ Chính trị Ai có trọng trách ban bố tình trạng khẩn cấp trong Covid-19?

Ai có trọng trách ban bố tình trạng khẩn cấp trong Covid-19?

119
0

Trường hợp tình hình dịch bệnh lây lan đến mức nghiêm trọng, Uỷ ban Thường vụ hoặc Chủ tịch nước có thể xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp.

Ngày 1/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19). Sáng 26/3, số ca mắc bệnh của Việt Nam hiện là 148. Hà Nội và TP HCM yêu cầu tạm thời đóng cửa các cơ sở dịch vụ giải trí như karaoke, massage; kêu gọi người dân hạn chế tối đa ra khỏi nhà…

Hiện, nhiều khu vực và quốc gia đã ban bố tình trạng khẩn cấp và đóng cửa biên giới như Mỹ, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Kazakhstan…

Ai có trọng trách ban bố tình trạng khẩn cấp trong Covid-19?
Trường hợp tình hình dịch bệnh lây lan đến mức nghiêm trọng, Uỷ ban Thường vụ hoặc Chủ tịch nước có thể xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp.

Việt Nam chưa từng ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh, ngay cả dịch H5N1 năm 2009 hay SARS vào 2003. Tuy nhiên, với tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của Covid-19, khả năng ban bố vẫn có thể xảy ra.

Theo luật Nguyễn Đạt, khi dịch bệnh lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế – xã hội của đất nước, Nhà nước có thể xem xét ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, căn cứ theo nguyên tắc được quy định tại khoản 1, điều 42 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp theo trình tự sau: Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng. Trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được, Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Theo điều 43 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch phải đảm bảo đầy đủ các nội dung: Lý do, địa bàn; ngày, giờ bắt đầu; thẩm quyền tổ chức thi hành nghị quyết hoặc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.

Khi dịch đã được chặn đứng hoặc dập tắt, theo đề nghị của Thủ tướng, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hoặc Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ tình trạng khẩn cấp do mình ban bố, theo điều 44.

Hạn chế các hoạt động trong tình trạng khẩn cấp

Theo luật sư Đạt, ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch nghĩa là tuyên bố chính thức của Nhà nước về một sự kiện được coi là “nghiêm trọng, đột ngột, bất thường” gây ra rủi ro rất lớn cho sức khoẻ cộng đồng và có thể cần phải có phản ứng thích hợp.

Nhà nước và công dân có thể phải thay đổi các hành vi bình thường. Việc ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch cũng có thể được sử dụng làm cơ sở pháp lý buộc người dân tạm ngừng hoặc hạn chế các hoạt động đời sống, kinh doanh có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế và xã hội của đất nước.

Khi Nhà nước ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch, các biện pháp pháp lý có thể được áp dụng như:

– Huy động người, huy động cơ sở vật chất, thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, cơ sở dịch vụ công cộng, phương tiện giao thông và các nguồn lực khác để chống dịch. Các phương tiện giao thông tham gia chống dịch được ưu tiên theo pháp luật về giao thông.

– Các lệnh cấm, yêu cầu bắt buộc cũng sẽ được áp dụng để người dân phải tuân theo như: cấm, hạn chế các hoạt động kinh doanh; yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch; cấm tập trung đông người và các hoạt động khác có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch được ban hành; cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch; tiêu hủy động vật, thực phẩm và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người; bắt buộc áp dụng các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế…

Hà Nguyên/VNE


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây