Tôi với A đồng hương, những ngày tháng công tác ở CAHN tôi buốt ruột mỗi khi đồng đội xướng tên con rận này, lên phương án vô hiệu hoá âm mưu phá hoại của A (buồn chẳng dám nói nó cùng quê với mình). Thực ra A cũng chỉ là con cờ trong tay những kẻ chống phá chứ tự y không có tài cán gì. Nói về A phải nói đến tông ti, gốc tích nhà y để biết A có xứng đáng với những gì đang có hay không.
Nguyễn Quang A là con ruột của Anh hùng, liệt sỹ Nguyễn Quang Ca, làng tôi (Guột- Việt Hùng- Quế Võ- Bắc Ninh)gọi bằng tên thân mật cụ Ca. Trong những năm chống pháp cụ là tấm gương mưu trí, sáng tạo và anh dũng trong chiến đấu diệt bốt, trừ gian, cụ được phong anh hùng là xứng đáng và là niềm tự hào của lịch sử địa phương.
A cũng hưởng ân sủng ấy, những năm đất nước khó khăn, trai tráng đi chiến đấu thì A nghiễm nhiên được xuất tình thương của bố đi du học ở Bulgaria. Học mãi rồi cũng lên học vị tiến sỹ (cũng tình thương nốt) do các nước XHCN cũ chiếu cố. Về Việt Nam, A vẫn được ân sủng bổ nhiệm ở nhiều cương vị khác nhau, trong đó có chân chủ tịch hội tin học Việt Nam.
Cảm thấy bị “hắt hủi” đối xử ( thực chất là tài hèn, đức mọn) nên A ôm lòng thù hận và chửi tất cả những gì y không thích. Đất nước mở cửa, A trà trộn vô đám dận chủ, lợi dụng chống phá nhà nước công khái và từ đây dòng họ Nguyễn Quang chính thức có tội đồ phản quốc, giá đình A ở quê nhục nhã vì có đứa con “bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa” như lời mẹ A nói. (Mẹ A vẫn còn sống, ngót trăm tuổi nhưng vẫn minh mẫn) là vợ một anh hùng liệt sỹ, bà buốt lòng hổ thẹn với anh linh chồng vì không dạy được còn. Câu nói trên cũng là bà nói trong dịp giỗ chồng.( Mâm lễ nhà A bị bà ném ra ngoài sân). Đến giờ cứ nhắc đến A là cụ khóc, khóc vì “không giết nó ngay khi lọt lòng, để nó bôi do trát trấu vào dòng họ, quê hương”. Mọi người làng tôi khi tới thăm cụ thường tránh nói về tên tội đồ này.
Về phần A, y chỉ về quê lén lút lúc tàn canh, nhọ mặt người và ra đi lúc rạng sáng khi còn trâu ị những bãi phân đầu tiên trên đường cái. A lén lút với tất thảy người làng và với chính mẹ y. Anh em y bảo “nếu thương mẹ, thương anh chị em thích đừng về nhà nữa đợi cụ mất hãy về chứ cụ thấy cụ không sống được” Tôi nghe người làng kể lại. A nghe chính người thân của mình khuyên vậy, hai mắt đỏ hoe nhưng không rơi giọt nước mắt nào, qua tuổi thất thập mà về nơi chôn nhau cắt rốn y bị xua đuổi như con ma, con tà, quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh. A gục mặt xuống nói lí nhí với người nhà “giờ chót đã thế biết làm thế nào, không chống nhà nước thì không có tiền, con cái bên mỹ không thuận lợi, cả vợ trong tập đoàn Amway cũng sẽ mất hết platinum, golden…. Y chưa nói xong bị người thân hất toẹt chén nước chè nguội ngắt. Hai gò má của kẻ lão niên giật giật, từng dòng nước chè vàng ệch từ đêm qua từ từ chảy xuống khẳn khét. A đi từ hôm ấy đến giờ (gần 2 năm) không về lại nữa. Về giai thoại người dân quê tôi khinh bỉ hắn thế nào chắc phải đến bài sau mới tả hết. Âu cũng là cái kết xứng đáng cho kẻ ỉa lên bàn thờ tổ tiên. Bố hy sinh tính mạng vì thực dân đế quốc, con thì chào cờ ngụy. Nhục nhã thay cho A những năm tháng cuối đời.