Trang chủ Luận bàn - Phản biện Dịch covid-19 là câu chuyện lớn, nhà báo phải tuân thủ tiêu...

Dịch covid-19 là câu chuyện lớn, nhà báo phải tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

165
0

Dịch Covid-19 là câu chuyện lớn, nhà báo phải tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Trang The Conversation (Australia) mới đây đăng tải bài viết của nhà nghiên cứu cao cấp Denis Muller, Trung tâm Thúc đẩy Báo chí, Đại học Melbourne, nhấn mạnh các nhà báo đưa tin về đại dịch Covid-19 cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của nghề báo.

Dịch covid-19 là câu chuyện lớn, nhà báo phải tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Thực tế là nghĩa vụ đưa tin trung thực và nghĩa vụ không gây thêm lo lắng không cần thiết cho công chúng luôn mâu thuẫn nhau. (Nguồn: The Conversation)

Xét từ góc độ đạo đức, đưa tin về đại dịch Covid-19 là một công việc khó có thể làm tốt. Lý do là bởi 2 nghĩa vụ đạo đức của nhà báo: nghĩa vụ đưa tin trung thực và nghĩa vụ không gây thêm lo lắng không cần thiết cho công chúng luôn mâu thuẫn nhau.

Nhiệm vụ của báo chí là tường thuật một cách chi tiết ở mức cần thiết giúp công chúng hiểu đúng về những gì đang diễn ra. Báo chí làm điều này bằng cách đưa tin về sự kiện với một mức độ nổi bật phù hợp tác động của sự kiện đối với cuộc sống của con người và bằng ngôn ngữ tỷ lệ thuận với những rủi ro mà cộng đồng phải đối mặt.

Nếu điều đó làm tăng thêm sự lo lắng của công chúng, thì đó là hậu quả không thể tránh khỏi của việc thông tin cho công chúng. Chúng ta đã thấy những gì xảy ra nếu không làm như vậy. Khi Trung Quốc tìm cách che đậy mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch đầu tiên, chúng ta đã mất đi thời gian quý giá cho việc triển khai ứng phó và người dân đã không được cung cấp thông tin mà họ có quyền biết.

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, các nhà báo đã áp dụng một hệ thống phân loại thông tin phục vụ cho việc quyết định đưa tin. Cho đến nay, tin tức về dịch Covid-19 có thể chia thành 3 nhóm chính như sau:

Nhóm đầu tiên và quan trọng nhất bao gồm tin bài chứa đựng các lời khuyên về sức khỏe, thông tin về sự lây lan của bệnh, người có nguy cơ mắc bệnh, các biện pháp mà chính phủ và các cơ quan chức năng khác đang thực hiện để đối phó với dịch bệnh, ảnh hưởng đối với nền kinh tế, và cuộc sống bình thường đang bị đảo lộn như thế nào.

Nhóm thứ hai ít quan trọng hơn, nhưng thú vị hơn bao gồm tin tức về cuộc ẩu đả tranh giành giấy vệ sinh trong siêu thị, hay việc người dân tích trữ lương thực đóng hộp.

Và nhóm thứ ba loại tin tức rác rưởi, bao gồm tin giả và tin về các thuyết âm mưu.

Các giá trị của tin tức bao gồm “hậu quả” và “ý nghĩa hay tầm quan trọng” cần phải được ưu tiên hơn so với các giá trị “mới” và “giải trí”.

Ngôn ngữ cũng có vai trò quan trọng, cần phải sử dụng cho phù hợp với việc kể chuyện một cách trung thực. Các nhà báo lạm dụng các từ ngữ khoa trương sẽ chỉ làm tăng sự lo lắng cho công chúng một cách không cần thiết.

Nhiệm vụ của các nhà báo càng trở nên khó khăn hơn khi các quan chức có trách nhiệm đưa ra những thông tin, ý kiến sai lệch. Trong trường hợp này, các nhà báo có quyền chất vấn lại để làm rõ thông tin, qua đó thực hiện chức năng giám sát của báo chí. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh phức tạp, căng thẳng, người dân lo lắng, hoang mang, những người có thẩm quyền cũng phải có trách nhiệm giải trình cao.

Đại dịch Covid-19 là một vấn đề lớn, quan trọng và còn kéo dài. Đại dịch này liên quan trực tiếp đến sức khỏe và phúc lợi của người dân, gây áp lực lớn lên các nguồn lực công, khả năng ứng phó của chính phủ, gây xáo trộn nền kinh tế và những rủi ro không lường trước được. Sự lo lắng của người dân ở khắp mọi nơi là điều dễ hiểu.

Chính vì vậy, nó áp đặt một nghĩa vụ nặng nề đối với các nhà báo là phải tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất khi đưa tin về dịch bệnh.

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây