Trang chủ Hồ sơ - Tư liệu Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Linh hồn của Chiến dịch Tây Nguyên

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Linh hồn của Chiến dịch Tây Nguyên

392
0

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Linh hồn của Chiến dịch Tây Nguyên

Lời dẫn của bác bạn đọc Người Đất Thép: “Tôi vừa nhận được báo biếu tháng 3-2020 của Tạp chí Sở tay Xây dựng Đảng thuộc Ban Tuyên giao Thành ủy TP HCM có bài “Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Linh hồn của Chiến dịch Tây Nguyên” của đồng chí Lê Văn Hiếu, một cộng tác viên kỳ cựu của Tạp chí.

Tạp chí này không đưa bài lên mạng. Nhận thấy bài này hay, tôi cố gắng đánh vi tính lên đây phục vụ các ban.

Lời dẫn bổ sung của Lê Hương Lan: “Cảm ơn bác Thép đã số hóa bài báo này!

Cháu sẽ đăng ngay thành bài độc lập vì Hôm nay là ngày 14/3/2010. Ngày 14 tháng 3, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, đồng thời là Tổng tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã có một bước đi hết sức sai lầm khi ông ta quyết định rút quân trên toàn địa bàn Tây Nguyên để về giữ miền duyên hải Trung bộ. Ba ngày sau đó, hầu như toàn bộ Quân đoàn II Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị tiêu diệt và tan rã trong cuộc rút quân hỗn loạn trên con đường số 7 định mệnh.

Đây có phải là SAI LẦM của Nguyễn Văn Thiệu không?

Theo cháu thì không phải!

Nguyễn Văn Thiệu đã CỐ Ý bỏ Tây Nguyên, bỏ Huế- Đà Nẵng.

Bởi ông ta cò kè mặc cả với ông chủ Mỹ theo kiểu đánh thuê cho chủ Mỹ:

– “Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống cộng!”

– “Mỹ viện trợ nhiều thì chống cộng nhiều, viện trợ ít thì chống cộng ít”.

– “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập”!

********

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Linh hồn của Chiến dịch Tây Nguyên

Chiến dịch Tây Nguyên (bắt đầu từ ngày 4-3 đến 3-4-1975), mật danh chiến dịch 375, là chiến dịch mở đầu cho cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm 1975, của quân dân ta. Chiến dịch Tây Nguyên do Thượng tướng Hoàng Minh Thảo (lúc đó là Thiếu tướng) là Tư lệnh và Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp là Chính ủy chiến dịch.

Khi viết cuốn sách “Tìm hiểu tổ tiên ta đánh giặc” năm 1971 ngay tại chiến trường Tây Nguyên, Giáo sư – Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã sớm nhận ra chỗ yếu và hiểm yếu của chiến trường Tây Nguyên. Đến năm 1973, khi ra Bắc họp, ông đã đề nghị với Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp về việc đánh Buôn Ma Thuột, chi tiết lịch sử này đã được ghi trong hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Gíap trong cuốn “Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng”, trang 126: “Trong buổi làm việc, anh Hoàng Minh Thảo với nhãn quan một nhà nghiên cứu khoa học quân sự đã nêu ý kiến: Khi đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên thì trước hết nên đánh Buôn Ma Thuột, vì đây là thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi địch sơ hở nhất. Khó khăn phải vượt qua để tiến công trên hướng này là thiếu đường hành quân và thiếu nước. Tôi rất tán thành. Sau này ý kiến đó của anh được Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu đồng ý chấp thuận”.

Thực hiện kế nghi binh lừa địch, khi Sư đoàn 10 đã tiến về Đức Lâp, phía Nam Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 320 đã tiến vè Ea H’leo, bắc Buôn Ma Thuột thì ta thực hiện đánh chia cắt chiến lược và chia cắt chiến dịch ở Tây Nguyên chuẩn bị cho việc “trói địch lại mà diệt”. Ta đã cắt đứt đường 19, đường 14 rồi đường 21, làm cho Buôn Ma Thuột hoàn toàn bị cô lập. Thế trận đã giăng. Sư đoàn 23 ngụy bị trói chân ở Pleiku – Kon Tum, các đơn vị tổng dự bị chiến lược của địch bị ghìm ở hai đầu Nam Bắc (tức Huế – Đà Nẵng và Sài Gòn). Đây là một mưu kế chiến lược sáng suốt, nhìn xa trông rộng của Bộ Tổng Tư lệnh. Thời cơ để ta hạ quyết tâm tiến công Buôn Ma Thuột.

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Linh hồn của Chiến dịch Tây Nguyên

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Linh hồn của Chiến dịch Tây Nguyên

Ngày 10-3-1975, khi những chiếc xe tăng của bộ đội ta đã cán xích trên đường phố Buôn Ma Thuột lúc đó viên tướng ngụy Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đòan 2 kiêm Tư lệnh Vùng chiến thuật 2, mới biết tin. Ông ta choáng váng vì đã quá muộn, quân ta đã làm chủ hoàn toàn Buôn Ma Thuột.

Tổng thống chế độ Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh: “Phải giữ Buôn Ma Thuột bằng bất cứ giá nào”. Do đường 14 là đường duy nhất nối liền Pleiku với Buôn Ma Thuột đã bị Sư đoàn 320 cắt đứt và chiếm giữ, nên Sư đoàn 23 ngụy muốn thực hiện phản kích chỉ còn cách đi bằng trực thăng, đổ quân vào nơi ta dự kiến. Thế trận ta đã bày sẵn, Sư đoàn 10 và Trung đoàn 25 của ta liên tiếp đánh bại 4 trận phản kích của địch ở đường 21 phía đông Buôn Ma Thuột. Sư đoàn 23 ngụy, con “át chủ bài” đã cơ bản bị xóa sổ, những cố gắng và hy vọng chiếm lại Buôn Ma Thuột của địch đã bị dập tắt.

Ngày 23-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu và Bộ Tham mưu ngụy đã quyết định rút bỏ Tây Nguyên và ra lệnh “tùy nghi di tản”, đồng thời cho quân rút về co cụm ở ven biển miền Trung để bảo vệ lực lượng. Bộ Chính trị và Quân ủy Trng ương đã dự kiến tình hình này và đã chỉ đạo cho các đơn vị đón đánh tiêu diệt chúng. Cuộc rút chạy của quân địch đã gây ra hoảng loạn “đột biến”. Sư đoàn 320 đã kịp thời truy kích, kết hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Phú Yên, đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân rút chạy và bắt cả viên chỉ huy cuộc hành quân rút chạy này ngay tại thị xã Tuy Hòa.

Thắng lợi vang dội của chiến dịch Tây Nguyên đã mở ra “thời cơ chiến lược lớn”, với khí thế thượng phong, quân dân ta thừa thắng chuyển mạnh sang tổng tiến công và nổi dây trên khắp các chiến trường.

Ngày 29-3, tại Bình Định, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 ra lệnh Sư đoàn 968 (Quân đoàn 3), cùng Sư đoàn 3 (Quân khu 5) tiến công địch ở các địa bàn Thủ Thiên, Lai Nghi, Phú Phong, Bình Khê, hỗ trợ nhân dân nổi dậy.

Sau đó, sáng 30-3, Sư đoàn 3 tiếp tục tiến công các cụm quân địch còn lại ở Phú Xuân, Phú Hòa 2 và chốt chặn đường 19 không cho địch tháo chạy về Quy Nhơn. Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 đánh chiếm ga Diêu Trì và sở chỉ huy Sư đoàn 22 quân đội Sài Gòn ở An Sơn. Đêm 30-3, Trung đoàn 2 (thiếu) của Sư đoàn 3, bí mật vượt qua tuyến phòng ngự vòng ngoài của địch ở Bình Định, tổ chức tuyến chốt chặn ở Diêu Trì, bịt kín đường rút lui của Sư đoàn 22 địch. Cùng với Sư đoàn 3, Trung đoàn 19, Sư đoàn 968 đánh chiếm núi Trà Lam Sơn (Tây Gò Quánh) diệt hai trung đoàn 3 và 44 của địch. Trung đoàn 95A đánh chiếm thị trấn Phú Phong, Sư đoàn 968 đánh chiếm núi Trà Lam Sơn và một mũi của Sư đoàn này thọc sâu đánh chiếm thị xã Đập Đá cắt đứt Quốc lộ 1.

13 giờ ngày 31-3, quân dân ta chiếm thị xã Quy Nhơn. Tỉnh Bình Định được hoàn toàn giải phóng ngày 1-4-1975.

Tại Phú Yên, ngày 31-3, tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64 nổ súng tiến công cứ điểm Hòn Một; Tiểu đoàn 8 đánh chiếm Quốc lộ 1 đoạn từ Phú Khê đi Cầu Váng Hòa Xuân. Cùng lúc bộ đội địa phương đánh chiếm cầu Ngân Sơn. Trung đoàn 48 và Trung đoàn 9, cùng lực lượng địa phương đánh chiếm thị xã Tuy Hòa ngày 31-3. Tỉnh Phú Yên được giải phóng ngày 1-4-1975.

Sáng 31-3, xe tăng Sư đoàn 6 (Quân khu 7) đập tan cuộc phản kích của địch ở Bảo Lộc, Di Linh. Trung đoàn 812 Quân khu 6 đánh chiếm Quốc lộ 20 (đoạn Di Linh). Đêm 31-3, rạng sáng 1-4, địch ở Tuyên Đức, Đà Lạt rút chạy về Phan Rang, phá sập cầu Đại Ninh hòng cản bước tiến của Trung đoàn 812 lên Đà Lạt. Tiểu đoàn 186 (E812) 8 giờ 30 ngày 3-4 và nhân dân chiếm Đà Lạt. Ngày 3-4-1975, tỉnh Tuyên Đức, Đà Lạt được giải phóng.

Tại Khánh Hòa, ngay trong đêm 30-3, bộ đội tỉnh di chuyển về Diên Khánh. Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) được lệnh cấp tốc hành quân theo Quốc lộ 21, tiến về giải phóng Nha Trang. Cùng ngày tiểu đoàn 9, Trung đoàn 3, Sư đoàn 320, hành quân đến Đèo Cả (đoạn Hảo Sơn) chốt chặn không cho địch tháo chạy vào Khánh Hòa. 15 giờ ngày 2-4, Sư đoàn 10 có xe tăng dẫn đầu nổ súng đánh chiếm sân bay và giải phóng thành phố Nha Trang, sau đó tiến công khu quân sự liên hiệp Cam Ranh, cuối ngày 3-4-1975, tỉnh Khánh Hòa giải phóng.

Trong chiến dịch Tây Nguyên, quân dân ta đã đập tan thế phòng ngự chiến lược của địch, mở ta một “thời cơ chiến lược lớn” tiến công địch “một ngày bằng 20 năm”. Trong chiến dịch này, ta đã giải phóng 10 tỉnh (Đăc Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Đức, Phú Bổn, Lâm Đồng, Tuyên Đức và 3 tỉnh đồng bằng Trung Bộ là Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa).

Nhà giáo nhân dân, Giáo sư Hoàng Minh Thảo (1921 – 2008) thực sự là linh hồn của chiến dịch Tây Nguyên. Từ nhãn quan một nhà nghiên cứu quân sự, ông đã trực tiếp chỉ huy và đề ra nguyên lý: “Mưu sinh ra kế, thế đẻ ra thời, đánh bằng mưu kế, thắng bằng thế thời, đó là tinh hoa nghệ thuật, khoa học quân sự Việt Nam”.

Lê Văn Hiếu/ Tạp chí Sổ tay Xây dựng Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh, số tháng 3/2020

—– Ghi chú của Google.tienlang: Trên đây, có thể bác Thép gõ nhầm hoặc tác giả Lê Văn Hiếu nhầm lẫn về thời gian trong đoạn: “Ngày 23-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu và Bộ Tham mưu ngụy đã quyết định rút bỏ Tây Nguyên và ra lệnh “tùy nghi di tản”, đồng thời cho quân rút về co cụm ở ven biển miền Trung để bảo vệ lực lượng.” Sự thật thì sau những cố gắng phản kích, tái chiếm Buôn Mê Thuột bất thành, sáng ngày 14 tháng 3/1975, Nguyễn Văn Thiệu cùng Trần Thiện Khiêm (thủ tướng), Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang, Phụ tá an ninh của Tổng thống đến Cam Ranh để họp với Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2& Quân khu 2. Tại cuộc họp kéo dài gần 2 giờ, từ 11 giờ 30 sáng đến 1 giờ trưa, Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú phải rút toàn bộ lực lượng Quân đoàn 2 tại hai tỉnh Pleiku và Kontum về khu vực duyên hải miền Trung (Phú Yên và Khánh Hòa) để tái phối trí lực lượng phản công chiếm lại Ban Mê Thuột.

Nguồn: Google.Tiên lãng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây