Zân chủ Trương Duy Nhất cuối cùng cũng đã lòi cái đuôi

Zân chủ Trương Duy Nhất cuối cùng cũng đã lòi cái đuôi

Zân chủ Trương Duy Nhất cuối cùng cũng đã lòi cái đuôi

Bị cáo Trương Duy Nhất tại phiên toà sơ thẩm hôm 9/3

Ngày 9/3/2020, Toà án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trương Duy Nhất (56 tuổi, quê Đà Nẵng, cựu Trưởng Văn phòng đại diện Trung Trung bộ của báo Đại Đoàn Kết) 10 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao là Trưởng Văn phòng đại diện Báo Đại Đoàn Kết tại Trung Trung bộ (văn phòng đặt tại Đà Nẵng), trong năm 2003 – 2004, ông Trương Duy Nhất đã ký 3 văn bản gửi UBND TP.Đà Nẵng đề nghị được mua nhà theo diện công sản, không tính hệ số sinh lợi, để làm trụ sở Văn phòng đại diện của Báo.

UBND TP.Đà Nẵng sau đó đồng ý bán nhà số 82 Trần Quốc Toản cho Báo Đại Đoàn Kết với giá ưu đãi hơn 674 triệu đồng. Bị cáo Trương Duy Nhất sau đó đã ký các hợp đồng để Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), khi đó đang là Giám đốc Công ty xây dựng 79, thay Báo Đại Đoàn Kết nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Tiếp đó, Trương Duy Nhất ký hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất trên cho Công ty xây dựng 79.

Từ năm 2006, gia đình Vũ “nhôm” đã nhận chuyển nhượng lại nhà đất này. Hiện nay, lô đất 82 Trần Quốc Toản là một phần đất trong căn biệt thự làm nhà ở của gia đình Vũ “nhôm”.

Cáo trạng xác định, bị cáo Trương Duy Nhất xin mua, sau đó ký bán, chuyển nhượng nhà đất 82 Trần Quốc Toản, đã giúp Vũ “nhôm” mua được nhà đất công sản không đúng đối tượng, nên bị can này có hành vi làm trái công vụ, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 13 tỉ đồng.

Tại phiên toà, Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo nhận thức rõ hành vi của mình là sai phạm nhưng đã vì động cơ vụ lợi, mưu cầu lợi ích vật chất cho báo Đại Đoàn Kết và người khác. Căn cứ vào mức độ và tính chất hành vi phạm tội của bị cáo, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Trương Duy Nhất 10 năm tù giam. Thời gian tính từ ngày bắt bị cáo để tạm giam.

Vậy là cuối cùng cái đuôi của Trương Duy Nhất cũng đã bị lòi ra. Tôi còn nhớ, năm 2014, TAND tối cao tại thành phố Đà Nẵng đã tuyên phạt Trương Duy Nhất 02 năm tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, theo Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 1999. Khi đó, Trương Duy Nhất bị kết án vì đã viết, đăng tải nhiều bài viết, bình luận có nội dung không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Trước khi bị Toà án kết tội, Trương Duy Nhất được biết đến là một “nhà bất đồng chính kiến”, một nhà “zân chủ”, “hoạt động nhân quyền”, bảo vệ cho công lý và lẽ phải. Sau khi bị TAND tối cao tại Đà Nẵng tuyên phạt 02 năm tù đã có không ít cá nhân, tổ chức đứng ra bảo vệ Trương Duy Nhất và lên án bản án của toà án. Thậm chí, một số người còn cho rằng Trương Duy Nhất là “nạn nhân” của “đòn thù chính trị”.

Ấy thế nhưng sau vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” này thì có ai còn dám đứng ra để bảo vệ, ca ngợi “nhà hoạt động nhân quyền” Trương Duy Nhất nữa hay không? “Hoạt động nhân quyền”, nhà “zân chủ” kiểu gì mà lại trục lợi, làm thất thoát của nhà nước cả hàng trăm tỉ đồng như vậy? Với bản chất trục lợi, ai dám chắc rằng, trong suốt quãng thời gian hoạt động “dân chủ”, “nhân quyền” ông Trương Duy Nhất không tư lợi một điều gì.

Thế mới thấy, một con người vì động cơ vụ lợi, vì lợi ích vật chất đã cố ý làm trái các quy định của nhà nước, ấy thế nhưng dưới ngòi bút của các “lều” zân chủ thì họ vẫn đẹp một cách mĩ miều, nào là “nhà bất đồng chính kiến”, nào là “nhà hoạt động nhân quyền”, nào là đấu tranh cho dân chủ, cho công lý, lẽ phải…? Cuối cùng “dân chủ” hay “nhân quyền”, công lý hay lẽ phải cũng chỉ vì động cơ vụ lợi mà thôi. Đáng buồn thay!

Nguồn: Bản tin dân chủ

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *