Ngày 18/2/2020, trên báo Nghệ An đưa tin về việc thành phố Vinh, Nghệ An chuẩn bị xây dựng tượng đài Lê-nin cao 3m. Điều này đã nhận phải phản ứng dữ dội của đám cờ vàng khi cho rằng: “Dù được xếp vào diện tỉnh nghèo, liên tục nhiều năm phải xin gạo cứu đói, thế nhưng chính quyền tỉnh Nghệ An chi đến 8 tỷ để xây dựng quảng trường Lê Nin”.
Bài viết liên quan đến xây dựng tượng đài Lê Nin đăng trên trang fb Việt Tân
Thứ nhất, chúng xuyên tạc việc xây dựng tượng đài Lê-nin chiếm đất công, lãng phí đất đai với diện tích 4.300 m2. Tuy nhiên, trên thực tế thì nơi đặt tượng đài đang được xây dựng tại vị trí bên cạnh ngã 5 giao nhau của các tuyến đường Nguyễn Phong Sắc, Lê nin, Lê Hồng Phong, Trường Thi và Phong Định Cảng, vốn được làm công viên cây xanh. Việc xây dựng Tượng đài cùng với việc cải tạo vòng xuyến thành đài phun nước sẽ tạo cảnh quan, diện mạo mới cho thành phố Vinh.
Phối cảnh xây dựng tượng đài Lê Nin ở thành phố Vinh
Thứ hai, chúng nói rằng Nghệ An là một tỉnh nghèo, đứng thứ 2 cả nước nhưng lại chi tiền tỉ để xây tượng đài. Tuy nhiên, theo báo cáo về tình hình kinh tế – xã hội năm 2019 của UBND tỉnh Nghệ An thì GRDP bình quân đầu người của tỉnh là khoảng 43,08 triệu đồng, xếp trên một số tỉnh như Điện Biên (30 triệu đồng), Hà Giang (25 triệu đồng), Bắc Kạn (32 triệu đồng), Lai Châu (35 triệu đồng),… Bên cạnh đó, tiền tượng xây dựng đài Lê Nin là của chính quyền tỉnh Ulyanovsk đã trao tặng cho tỉnh Nghệ An nhằm tô thắm thêm quan hệ giữa hai tỉnh, chứ không hề có chuyện ngân sách nhà nước phải bỏ ra.
Người dân Nga viếng lăng Lê Nin
Thứ ba, việc đặt tượng đài của lãnh tụ vĩ đại Lê nin là việc làm có ý nghĩa rất sâu sắc, nhằm tri ân người thầy, người sáng lập ra chủ nghĩa Cộng sản. Chúng ta đang lấy Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và là kim chỉ nam cho mọi hành động. Chủ nghĩa Mác – Lênin vì là khoa học và cách mạng triệt để nên nó giải quyết tất cả những vấn đề đặt ra của lịch sử, những yêu cầu tiến bộ của nhân loại cần lao, dù ở phương Đông hay phương Tây, như chính giá trị đích thực của bản thân nó. Chính vì vậy, giả sử nếu không có sự đầu tư từ phía Nga mà chúng ta xây dựng tượng đài Lê Nin ở bất kỳ đâu trên đất nước Việt Nam là một điều hết sức bình thường.
Thứ tư, chúng cho rằng “nhiều người thắc mắc chính nước Nga và nhiều nước Xã hội Chủ nghĩa đã đập phá tượng đài của Lê Nin, vậy tại sao tỉnh Nghệ An vẫn muốn dựng tượng nhân vật gây tranh cãi này”. Đúng là có sự việc đập tượng đài Lê Nin khi mà Đảng Cộng sản Liên Xô tan dã, nhưng đây chỉ là hành vi của quá khích của những kẻ bị kích động bởi một thế lực chống đối. Trong khi đó, dù Đảng Cộng sản Liên Xô không còn nhưng trong tâm chí người dân nước Nga thì lãnh tụ Lê Nin là nhân cách vĩ đại nhất của thế kỷ 20, người sáng lập ra nhà nước Xô viết đầu tiên trên thế giới; họ vẫn coi việc kỷ niệm ngày mất của lãnh tụ Lê Nin là hành động biết ơn, bày tỏ lòng kính trọng và đồng thời là hành động ủng hộ những công cuộc cao cả vì con người cần được nhân rộng trên thế giới.
Câu hỏi đặt ra là liệu rằng đám 3 sọc đang thực sự lo lắng cho người dân, nhất là người nghèo ở Việt Nam? Nhưng nếu lo lắng như vậy thì tại sao không ủng hộ tiền hoặc vật chất cho họ? Có câu “đừng nghe người ta nói hãy nhìn người ta làm”, nếu muốn đất nước Việt Nam phát triển thì các DLV cờ vàng tốt nhất nên dừng lại việc xuyên tạc, bôi nhọ với những lý lẽ thiếu thuyết phục mà không có hành động gì thiết thực như vậy.
Thúy Kiều
Nguồn: Người con Đất Mẹ