Trang chủ Google.Tienlang “Dân Nga đã từ bỏ Lê nin từ 30 năm qua”- Sự...

“Dân Nga đã từ bỏ Lê nin từ 30 năm qua”- Sự xuyên tạc bịa đặt của những kẻ thiếu hiểu biết!

387
0

“Dân Nga đã từ bỏ Lê nin từ 30 năm qua”- Sự xuyên tạc bịa đặt của những kẻ thiếu hiểu biết!

Tượng đài Lê Nin cao nhất thế giới (57 mét), xây dựng năm 1973 tại Tp Volgograd- Nga.

“Dân Nga đã từ bỏ Lê nin từ 30 năm qua”- Sự xuyên tạc bịa đặt của những kẻ thiếu hiểu biết!

Tượng đài Lê Nin cao nhất Thủ đô Moskva (22m), xây dựng năm 1985 trên Quảng trường  Kaluga.

“Dân Nga đã từ bỏ Lê nin từ 30 năm qua”- Sự xuyên tạc bịa đặt của những kẻ thiếu hiểu biết!

Phối cảnh tượng đài Lenin tại thành phố Vinh, Nghệ An, Việt Nam (đang xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4/2020)

Bạn đọc Thuận 10:33 28 tháng 2, 2020 cho biết “Bài viết về Lênin anh ta không nói rõ ra là thật ra trên thế giới này vẫn đang có rất nhiều tượng Lênin, cho dù 1 chế độ chính trị xã hội đã khác, như hiện nay ở Nga hay ở Đức chẳng hạn. Không rõ Mõ Làng này là 1 blogger tự do, hoạt động độc lập cá nhân hay là được 1 tổ chức, cơ quan nào đó phân công làm công tác dư luận. Nếu là trường hợp “DLV” thì đồng chí nào đọc ý kiến này của tôi thì hãy nghĩ xem liệu có nên kiến nghị thay người hay không. Đọc những bài của anh này tôi đoán chừng “danh sách bạn bè” của người này có ít nhất một vài baque và còn lại đều thuộc loại “rận xanh” và loại “nửa nạc nửa mỡ,lấp ló chưa lộ diện chân tướng” trong giới lều báo, phóng viên, giáo sư  viện sĩ, trí thức nửa mùa, lật sử.”

“Và với những thể chế chính trị cũng thế. Họ sinh ra là để phục vụ người dân, phụng sự Tổ quốc, nhưng tự thân họ cũng có những thứ nhu cầu, những việc cần làm để duy trì mình. Những tượng đài như tượng đài Lê Nin với nhiều người đó là vật vô tri, vô giác nhưng với những người Cộng sản, đảng viên thì đấy là vấn đề khác. Tính biểu tượng thông qua tượng đài phục vụ mục đích tuyên truyền cũng là lí do để nhiều thể chế chính trị, nhà nước trên thế giới không riêng gì Vn thực hiện cái điều đang bị phản đối này!”

Viết vậy thật quá quắt.” Bạn đọc Nguyễn Thị Vân Anh viết: “Nguyễn Thị Vân Anh 08:18 29 tháng 2, 2020

Đề nghị của bác Trần Long 23:47 28 tháng 2, 2020 rất đáng chú ý.

Tôi tin rằng các bạn trẻ chủ trang Google.tienlang cũng rất am hiểu về Liên Xô, về Lê Nin.

Tôi đề nghị các bạn viết 1 bài phản bác quan điểm cho rằng “dân Nga đã từ bỏ Lênin từ 30 năm wa”. “

Tôi cũng tin rằng các bạn gái chủ trang Google.tienlang thừa sức viết 1 bài phản bác quan điểm cho rằng “dân Nga đã từ bỏ Lênin từ 30 năm wa”.

Viết bài này là rất cần thiết, bởi

1. Vấn đề này cũng thuộc chủ đề Chống lật sử.

BBC, RFA và tất cả các trang phản động đều đăng tải Thư ngỏ của ông TS Nguyễn Ngọc Chu và đều khẳng định rằng Ngay ở nước Nga, các nước Liên Xô cũ và Khắp nơi trên thế giới đập bỏ tượng Lê Nin đã từ 30 năm nay. Theo họ, đập tượng Lê Nin tức là khắp nơi đã chôn vùi chủ nghĩa Mác Lê. Vậy mà VN lại đi ngược với thế giới.

Điều họ tuyên truyền là xuyên tạc, tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng CSVN.

2. Theo dõi trên báo chí, tôi chưa thấy có bài nào đủ sức phản biện lại thông tin trên.”

—–

Google.tienlang đồng tình với những nhận xét trên. Rất tiếc vì điều này! Bởi xưa nay Google.tienlang luôn kính trọng blog Mõ Làng, coi đó như bậc đàn anh của mình. Nhưng chúng tôi không thể hiểu, vì sao Mõ Làng lại có bài này? Tiếng là bênh vực Tp Vinh xây dựng tượng đài Lê Nin, đả phá những ý kiến phản đối của những kẻ phản động nhưng qua nội dung bài viết thì hóa ra Mõ Làng đã đồng tình hết với ý kiến phản đối của bọn phản động. Việc xây dựng tượng Lê Nin ở Tp Vinh, theo lý giải của Mõ Làng, chẳng qua chỉ là nhu cầu của riêng những người Cộng sản Việt Nam để níu kéo sự tồn tại của chế độ đang “hấp hối”?

Google,tienlang xin khẳng định, quan điểm cho rằng “DÂN NGA ĐÃ TỪ BỎ LÊ NIN TỪ 30 NĂM QUA”- là SỰ XUYÊN TẠC BỊA ĐẶT CỦA NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG VÀ THIẾU HIỂU BIẾT! Dưới đây chúng tôi sẽ chứng minh cho kết luận này.

I. CHỦ NGHĨA MÁC- LÊ NIN VẪN CÓ SỨC SỐNG MÃNH LIỆT.

Việc chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu không còn, theo các nhà nghiên cứu, các chính trị gia đã chỉ rõ, đó chỉ là sự sụp đổ của mô hình Nhà nước XHCN cụ thể tại Liên Xô và Đông Âu, do những sai lầm có tính chủ quan trong lãnh đạo, vận hành của cá nhân và tổ chức đảng. Việc sụp đổ đó hoàn toàn không phải do nguyên lý Chủ nghĩa Mác – Lênin sai lầm, không thuộc vấn đề nền tảng tư tưởng, lý luận. Trong hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và khẳng định, đây là chủ nghĩa cách mạng nhất, chân chính nhất, triệt để nhất.

Nhà văn- triết gia Nga Alexander Zinoviev là người bị chính quyền Liên Xô trục xuất khỏi đất nước từ năm 1978, phải bôn ba sống ở xứ người (Đức, Pháp, Ý…) nhiều chục năm trời nhưng cuối cùng ông vẫn phải thừa nhận:  “Xã hội Xôviết đã là đỉnh cao của lịch sử nước Nga”, và “Quý vị nghĩ rằng Liên bang Xôviết đã không có ảnh hưởng tới lịch sử thế giới ư? Thật là nực cười nếu ta phủ nhận ảnh hưởng đó. Tại phương Tây, người ta đã vay mượn từ kinh nghiệm Xôviết vô số những thành tựu và những thành tựu này đã trở thành máu thịt của nhân loại.” (Xem thêm bài về Alexander Zinoviev trên Google.tienlang:

Zinoviev nói thẳng với Yeltsin: “Phương Tây chỉ hoan hô ông vì ông làm tan rã đất nước”

Khi nói về Lênin, nói về chủ nghĩa Mác – Lênin, về CNXH, từ thế kỷ XIX và xuyên suốt thế kỷ XX, khi CNXH trở thành hiện thực trên thế giới, cùng với chính kiến ủng hộ thì vẫn còn đó ý kiến đưa ra các lý lẽ phản bác, đối lập. Một hệ tư tưởng đối lập với chủ nghĩa tư bản, việc hình thành và xây dựng nó đã khó thì hiển nhiên cũng sẽ và phải đối mặt với tư tưởng ngược lại, đó là điều thường tình. Tuy nhiên, với phương pháp luận và tính khoa học, dù ở thái cực nào, chúng ta cũng phải tôn trọng quy luật khách quan, tôn trọng những lẽ hiển nhiên của thế giới này, không thể vì quan điểm ngược, yêu ghét một chủ nghĩa, một tư tưởng, một cá nhân mà nói và làm điều phi lý.

Alexander Zinoviev cho biết thêm: “Liên bang Xôviết tan rã, ngoài một số yếu tố nội tại nào đó, chủ yếu là do những “mưu ma chước quỷ” từ bên ngoài cộng hưởng với sự phản bội lại đạo lý và tư tưởng cộng sản từ phía một bộ phận lãnh đạo cấp cao bị tha hóa bởi những “viên đạn bọc đường” từ phương Tây. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ đã có tới hơn 300 trung tâm chuyên về nghiên cứu chiến tranh lạnh với Liên Xô. Trong chiến tranh lạnh đã có hàng chục triệu người bị lôi kéo vào những hoạt động chống lại Liên Xô. Đó là một mưu đồ khổng lồ. Chuyện này đã diễn ra không phải là trong ngày một ngày hai…”.

II. CÓ PHẢI “NƯỚC NGA VÀ CẢ THẾ GIỚI ĐÃ LOẠI BỎ LÊ NIN RA KHỎI ĐỜI SỐNG TỪ 30 NĂM NAY”?

Những ngày qua, mấy cái đài phản động “cuốc tế” như BBC, RFA, VOA… cay cú, phản đối điên cuồng với việc Tp Vinh xây tượng Lê Nin. Kệ họ thôi. Xưa nay họ vẫn vậy, bất cứ việc gì Việt Nam làm được thì họ đều phản đối, bôi bác. Người Việt Nam, ai ai chẳng biết RFA là cánh tay nối dài của CIA- Trung tâm lật đổ của Mỹ áp dụng với bất kỳ chế độ nào mà Mỹ không ưa. (Xem thêm bài trên Google.tienlang: Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Trên trang mạng cá nhân, một số người viết bài, bình luận, tỏ ý mỉa mai, dè bỉu. Đáng chú ý, một số trang facebook chia sẻ bài viết lấy mũ “thư ngỏ” của người có học vị là ông TS phản động Nguyễn Ngọc Chu. Thư viết: “Nước Nga đã hoàn toàn loại bỏ Lênin ra khỏi đời sống đã từ 30 năm nay. Hơn thế nữa, người Nga hiện thời xem Lênin là nguyên nhân đau thương cho nước Nga”… Đồng thời, chỉ trích: Việc chính quyền tỉnh Ulyanovsk tặng tượng Lênin cho chính quyền tỉnh Nghệ An “không đại diện cho ý nguyện của nhân dân hai tỉnh Ulynovsk và Nghệ An”. Bài viết nói rằng, các nước XHCN trước đây ở Đông Âu đã đập phá hết tượng Lênin, 14 nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây cũng đập bỏ tượng Lênin. Từ đó, đặt vấn đề: “Không có lý do gì để chính quyền Nghệ An lại đi ngược với toàn thế giới – đặt mới tượng đài Lênin ở Vinh. Ngay cả tại nước Nga, không nơi nào, kể cả tỉnh Ulyanovsk đặt mới tượng đài Lênin”.

Ông Nguyễn Ngọc Chu và lũ phản động nói như trên liệu có đúng thực tế? – Không! Đó là sự xuyên tạc, bịa đặt trơ trẽn của những kẻ phản động thiếu hiểu biết. (He he, “phản động” mà có chút hiểu biết thì Google.tienlang cũng có một chút nể trọng!)

Đài RFI (Pháp) không mấy thân thiện với Cộng sản nhưng cũng đã phải viết: “Làm thế nào đi từ công viên «50 năm Cách mạng Tháng Mười » đến quảng trường Tháng Mười ở Matxcơva, nơi một bức tượng khổng lồ của Lênin sừng sững ngự trị ? Hãy đi từ đường Kroupskaia (tên vợ Lênin) hay đường Maria Oulianova (tên mẹ Lênin) rồi sang đại lộ Lênin, cắt ngang đường Dimitri Oulianov (tên em của Lênin).

“Dân Nga đã từ bỏ Lê nin từ 30 năm qua”- Sự xuyên tạc bịa đặt của những kẻ thiếu hiểu biết!

Tượng Lênin ở Yalta (Crimée). RFI/Muriel Pomponne

Sau khi Liên Xô cùng với chế độ cộng sản sụp đổ, Lênin vẫn hiện diện trên khắp nước Nga, nơi hàng ngàn con đường và tượng đài luôn vinh danh thủ lãnh cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 và là nhà sáng lập ra Nhà nước Xô Viết. Một tấm biển ở trung tâm thủ đô ghi rõ : «Trong tòa nhà này, hôm 19 tháng Bảy năm 1918, Vladimir Ilitch Lênin đã tham gia cuộc họp các cơ sở đảng tại các xí nghiệp ở khu phố Zamoskvoretchie ». Xa hơn một chút, một tấm biển khác nhắc nhở: “Từ ban công này, Vladimir Ilitch Lênin đã phát biểu với các đoàn quân người lao động cộng sản vùng Yaroslavl và Vladimir chuẩn bị tiến ra tiền phương”….

Mới đây, phóng viên Lê Kiên, Báo Tuổi trẻ có chuyến đi thực tế tại Nga và đã ghi lại bằng hình ảnh, video, dữ liệu sinh động về tình cảm của người dân Nga đối với Lênin. Anh viết trong bài Tượng đài Lenin trên dặm dài đôi bờ Volga: “Trên hành trình 1.700km từ Moskva đến Saint Petersburg theo dòng Volga huyền thoại, chúng tôi đã bắt gặp nhiều hình ảnh Lênin qua những tượng đài của ông ở nhiều làng quê, thị trấn nước Nga… Đi qua hệ thống kênh đào Moskva, đi vào nhánh chính sông Volga, dừng lại ở thị trấn nhỏ Myshkin, đã thấy tượng đài Lênin rất sống động, gần khu Quảng trường tưởng niệm chiến sĩ Hồng quân, hàng ngày có nhiều khách du lịch ghé thăm.

“Dân Nga đã từ bỏ Lê nin từ 30 năm qua”- Sự xuyên tạc bịa đặt của những kẻ thiếu hiểu biết!

Tượng đài Lenin tại thị trấn Myshkin – Ảnh: LÊ KIÊN

Tại các làng quê, thị trấn nhỏ, tượng đài Lênin còn rất nhiều. Như ở thị trấn nhỏ Vytergra, một trong những trung tâm đóng tàu thời Xô Viết, ngay trước hồ nước ngọt lớn thứ 2 thế giới Onega, chúng tôi thấy đến 3 tượng đài Lênin trong bán kính chỉ 2km”…

Đó là chuyện của đài RFI, của anh phóng viên Lê Kiên, và chỉ kể về Lê Nin hiện hữu hôm nay trên một phạm vi hẹp của nước Nga

Còn hôm nay, Google.tienlang sẽ cung cấp cho bạn đọc BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ TƯỢNG LÊ NIN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI!

III. BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ TƯỢNG LÊ NIN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI!

Mới đây một nhóm các nhà khoa học đa quốc tịch từ nhiều nước trên thế giới đã tổ chức cuộc điều tra công phu và kết quả đã cho cư dân mạng toàn cầu một BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ TƯỢNG LÊ NIN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI!. Điều thú vị là Bức tranh Toàn cảnh bằng tiếng Nga này lại vô cùng ngắn gọn, họ cho đường link địa danh của tượng đài Lê Nin trên khắp thế giới để ta khi nhấp chuột vào sẽ mở ra hình ảnh tượng đài Lê Nin ở đó cùng thông tin chi tiết (độ cao, thời điểm xây dựng, ai là tác giả công trình v.v…). Điều thú vị nữa là Nhóm các nhà khoa học này xây dựng Bức tranh toàn cảnh theo kiểu “trung tính”, tương tự như wiki, tức họ chỉ làm một việc là đưa ra thống kê những địa danh hiện có tượng đài Lê Nin, bất kể chủ công trình là người yêu hay ghét Lê Nin. Google.tienlang xin giới thiệu bản tiếng Nga BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ TƯỢNG LÊ NIN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI này và kèm theo lời dịch sang tiếng Việt của chúng tôi. Bản tiếng Nga, có đường link. Mời nhấp chuột vào các địa danh có tượng đài để xem hình ảnh tượng đài Lê Nin ở đó cùng thông tin chi tiết (độ cao, thời điểm xây dựng, ai là tác giả công trình v.v…).

Памятники Ленину

Bản dịch sang tiếng Việt:

Tượng đài Lê Nin

Matxcơva (188)

Tượng đài hiện có (109) / Tượng đài bị di dời (65) / Tượng đặt trong nhà (14)

Saint Petersburg (129)

Di tích hiện có (56) / Vùng ngoại ô (34) / Tượng đài bị di dời (39)

Nga (5694)

Adygea (21) / Bashkiria (109) / Buryatia (29) / Cộng hòa Altai (11) / Dagestan (36) / Ingushetia (1) / Kabardino-Balkaria (19) / Kalmykia (14) / Karachaevo-Cherkessia (15) Karelia (34) / Komi (36) / Mari El (34) / Mordovia (43) / Yakutia (25) / Bắc Ossetia-Alania (25) / Tatarstan (94) / Tuva (8) / Udmurtia (40) / Khakassia (17) / Chechnya (11) / Chuvashia (44) / Lãnh thổ Altai (101) / Lãnh thổ Krasnodar (414) / Lãnh thổ Krasnoyarsk (70) / Lãnh thổ Primorsky (56) / Lãnh thổ Stavropol (107) / Lãnh thổ Khabarovsk (42) / Vùng Amur (37) / Vùng Arkhangelsk (56) / Vùng Astrakhan (42) / Vùng Belgorod (96) / Vùng Bryansk l (77) / Vùng Vladimir (66) / Vùng Volgograd (100) / Vùng Vologda (75) / Vùng Voronezh (136) / Vùng Ivanovo (63) / Vùng Irkutsk (50) / Vùng Kaliningrad (67) / Vùng Kaluga ( 64) / Kamchatka Krai (22) / Kemerovo Oblast (70) / Kirov Oblast (50) / Kostroma Oblast (44) / Kurgan Oblast (31) / Kursk Oblast (117) / Leningrad Oblast (73) / Lipetsk Oblast (63) / Vùng Magadan (12) / Vùng Matxcơva (363) / Vùng Murmansk (32) / Vùng Nizhny Novgorod (185) / Vùng Novgorod (48) / Vùng Novosibirsk (58) / Omsk Vùng Oy (143) / Vùng Orenburg (68) / Vùng Oryol (47) / Vùng Penza (58) / Vùng Perm (90) / Vùng Pskov (39) / Vùng Rostov (262) / Vùng Ryazan (91) / Vùng Samara (107) / Vùng Saratov (219) / Vùng Sakhalin (24) / Vùng Sverdlovsk (134) / Vùng Smolensk (38) / Vùng Tambov (49) / Vùng Tver (99) / Vùng Tomsk (21) / Vùng Tula (79) ) / Tyumen Oblast (28) / Ulyanovsk Oblast (53) / Chelyabinsk Oblast (128) / Lãnh thổ xuyên Baikal (40) / Yaroslavl Oblast (83) / Tỉnh tự trị Do Thái (7) / Khanty-Mansi Tự trị Okrug (20) otsky AO (12) / Yamalo-Nenets AO (11) / Crimea (190)

Ukraine (2452)

Vùng Vinnytsia (118) / Vùng Volyn (22) / Vùng Dnipropetrovsk (184) / Vùng Donetsk (198) / Vùng Zhytomyr (110) / Vùng Transcarpathian (19) / Vùng Zaporizhia (159) / Vùng Ivano-Frankivsk (41) / Vùng Kiev (118) / Vùng Kirovohrad (89) / Vùng Lugansk (166) / Vùng Lviv (60) / Vùng Nikolaev (94) / Vùng Odessa (156) / Vùng Poltava (173) / Vùng Rivne (17) / Vùng Sumy (88) / Vùng Ternopil (28) / Vùng Kharkov (157) / Vùng Kherson (113) / Vùng Khmelnitsky (131) / Vùng Cherkasy (105) / Chernig vùng ova (86) / vùng Chernivtsi (20)

Bêlarut (419)

Vùng Brest (67) / Vùng Vitebsk (68) / Vùng Gomel (89) / Vùng Grodno (57) / Vùng Minsk (89) / Vùng Mogilev (49)

Các nước vùng Baltic (169)

Latvia (112) / Litva (28) / Estonia (29)

Moldova (64)

Kazakhstan (252)

Vùng Akmola (29) / Vùng Aktobe (7) / Almaty (9) / Vùng Almaty (11) / Astana (4) / Vùng Atyrau (4) / Baikonur (2) / Vùng Đông Kazakhstan (11) / Zhambyl vùng (8) / Vùng Tây Kazakhstan (5) / Vùng Karaganda (18) / Vùng Kostanay (102) / Vùng Kyzylorda (3) / Vùng Mangystau (2) / Vùng Pavlodar (21) / Vùng Bắc Kazakhstan (12) / Vùng Nam Kazakhstan (4)

Capkas và Trung Á (241)

Azerbaizan (17) / Armenia (11) / Gruzia (35) / Kyrgyzstan (92) / Tajikistan (31) / Turkmenistan (19) / Uzbekistan (36)

Các quốc gia khác xa xôi (192)

Úc (1) / Albania (2) / Nam Cực (1) / Bulgaria (11) / Vương quốc Anh (3) / Hungary (39) / Venezuela (1) / Việt Nam (1) / Đức (41) / Hy Lạp (1) / Đan Mạch (2) / Ấn Độ (5) / Ý (3) / Yemen (1) / Trung Quốc (2) / Cuba (4) / Mauritius (1) / Mexico (1) / Mông Cổ (8) / Na Uy (2) / Ba Lan (14) / Romania (2) / Hoa Kỳ (6) / Phần Lan (3) / Pháp (2) / Tiệp Khắc (33) / Thụy Điển (1) / Ethiopia (1)

Lưu ý của Google.tienlang:

1. Sau cuộc bạo loạn đường phố mà giới lãnh đạo Ukraina hiện nay gọi là “Cách mạng Nhân phẩm” Maidan tháng Hai năm 2014 do Mỹ và phương Tây đạo diễn, chính quyền Ukraina đã thông qua Luật loại bỏ các biểu tượng Xô viết, tức là tất cả các tượng đài Lê Nin phải loại bỏ. Thế nhưng hiện nay ở Ukraina vẫn còn tới 2452 tượng đài Lê Nin, chỉ đứng sau Nga! Đây là những bức tượng người dân địa phương đã dùng cả máu của mình để bảo vệ, giữ gìn. (Về việc phá tượng đài Lê Nin ở Ukraina, xem thêm bài trên Google.tienlang:

Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

“Dân Nga đã từ bỏ Lê nin từ 30 năm qua”- Sự xuyên tạc bịa đặt của những kẻ thiếu hiểu biết!

Vào năm 2010, một tượng đài Lenin cao ba mét đã được dựng lên trên quảng trường Thế kỷ 20 ở Montpellier. Tượng đài được xây dựng với kinh phí lên tới 200.000 euro theo lệnh của Georges Freche, chủ tịch cánh tả của Hội đồng vùng Languedoc-Roussillon.

“Dân Nga đã từ bỏ Lê nin từ 30 năm qua”- Sự xuyên tạc bịa đặt của những kẻ thiếu hiểu biết!

Tượng đài Lê Nin tại Hà Nội (Việt Nam). Năm xây dựng: 1985. Tác giả tượng: Nhà điêu khắc A.A. Tyurenkov

Hoàng Minh Tâm Tổng hợp và giới thiệu

Nguồn: Google.Tiên lãng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây