“XIN LỖI VIỆT NAM”
Tối qua và ngày hôm qua, giới trẻ Việt Nam đã thể hiện cho cả thế giới biết về sự phổ cập Internet giá rẻ và sức mạnh của đội ngũ “cư dân mạng” ở Việt Nam. Chỉ vài tiếng sau khi thông tin về việc 20 người Hàn Quốc trả lời phóng vấn,chê bai cuộc sống cách ly ở Việt Nam được phát tán trên mạng, gần nửa triệu dòng tweets kèm theo hashtag #ApologizeToVietNam yêu cầu những người Hàn Quốc dối trá phải xin lỗi Việt Nam đã xuất hiện trên twitter, biến cụm từ này trở thành trend phổ biến thứ nhất trên thế giới ngày hôm nay
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Nhiều bạn trẻ chưa biết đã từ rất lâu rồi, thời MXH chưa phổ biến và chưa có thuật ngữ hashtag, thì đã từng có một phong trào “Xin lỗi Việt Nam” ở chính đất nước Hàn Quốc, được khởi xướng bởi một phụ nữ Hàn. Cô gái ấy có tên là Ku Su Jeong , là một nữ ký giả người Hàn Quốc sinh năm 1966.
Năm 1999, trong khi tìm kiếm tài liệu để làm luận văn, Ku Su Jeong đã tình cờ phát hiện một số tài liệu về những vụ thảm sát do quân đội Hàn Quốc gây ra tại Việt Nam (tài liệu của Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cung cấp).
Cực kỳ sốc, thậm chí cô không tin vào những gì được đọc, cô quyết định tự mình tìm hiểu. Thế là Ku Su Jeong từ Thành phố Hồ Chí Minh thuê xe đi đến các tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi – những địa danh được nhắc tới trong tài liệu. Mỗi ngày, cô ghé từ 2 đến 3 xã, để cố gắng đi hết những nơi diễn ra các vụ thảm sát.
“Giấy thì không bao giờ gói được lửa. sự thật thì cũng có ngày phơi bày ra ánh sáng.” Biết được những gì cần biết, tháng 5 năm 1999, Jeong bắt đầu viết bài. Đến tháng 9 năm 1999, Ku Su-Jeong trở thành người đầu tiên công bố các cuộc thảm sát của binh lính Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam bằng một loạt những bài phóng sự về các tội ác của quân đội Hàn Quốc đăng trên tờ The Hankyoreh21, một tờ nhật báo lớn của Hàn Quốc.
Người dân Hàn Quốc cũng sốc y như Jeong lần đầu được đọc tài liệu do chính phủ Việt Nam cung cấp. Các bạn có biết vì sao không, chính quyền Hàn Quốc trơ trẽn nói rằng những người lính của Đại Hàn Dân Quốc tham gia trong Chiến tranh Việt Nam là để làm nghĩa vụ quốc tế, cứu vớt người già trẻ nhỏ Việt Nam khỏi sự tàn bạo của Việt Cộng.
Đáng nực cười là Hàn Quốc từng bắt Nhật Bản bồi thường về tội ác của quân đội xứ mặt trời mọc gây ra cho Triều Tiên trong thế chiến thứ II, nhưng những tội ác lính Hàn gây ra cho nhân dân Việt Nam thì họ phủ nhận. Nực cười hơn nữa, là khi các tội ác chiến tranh của quân đội Hàn Quốc bị phơi bày trên mặt báo, hơn 2.000 cựu chiến binh Hàn Quốc đã đốt phá tòa soạn của Hankyoreh 21. Họ đánh đập các phóng viên của Tạp chí Hankyoreh 21 khi đang tác nghiệp tại tòa báo. Vụ việc này được coi là một sự kiện lớn, gây chấn động trong xã hội Hàn Quốc lúc bấy giờ khiến Chính phủ Hàn Quốc phải công bố tiến hành điều tra chính thức về vấn đề này.
Nhưng, lại nhưng, điều tra thì điều tra vậy thôi, chứ chính phủ Hàn Quốc vẫn lộ bộ mặt đểu cáng của mình khi không chính thức “Xin lỗi Việt Nam”. Thậm chí, thị trưởng Seoul khi ấy còn nói đại khái rằng: các cựu chiến binh Hàn Quốc đã đóng góp tuổi trẻ của mình khi cùng quân đội Nam Hàn tham chiến ở Việt Nam, chính là những người hùng đặt những viên gạch để phát triển nền kinh tế.
Được thể hùa theo, hơn 2.000 cựu binh xứ Hàn vỗ ngực kêu gào rằng đã hi sinh xướng máu để chính phủ Hàn Quốc có tiền phát triển đất nước những năm 1970 – 1980, và rồi sự gian trá điêu ngoa của người Hàn lộ rõ khi họ phủ nhận những vụ thảm sát. Những cựu binh Hàn Quốc, những gã lính đánh thuê tàn ác và máu lạnh năm nào biểu tình hô vang rằng thảm sát chỉ là vấn đề “tưởng tượng”.
Độc tài Park Chung Hee đã phát triển kinh tế Hàn từ một nước đói kém, lạc hậu bậc nhất châu Á đến thành công kinh tế những năm 1980 bằng hai nguồn vốn chính. Một là tiền bồi thường chiến tranh của Nhật Bản, tức là máu xương của dân Triều Tiên; và hai là chiến phí do Mỹ trả cho đám lính đánh thuê, tức là máu xương người dân đất Việt. Có thể kể ra như đường cao tốc Seoul – Pusan, dự án đầu tiên cho công cuộc phát triển kinh tế của Hàn Quốc, hay hãng bay Korea Air … nơi con rồng cất cánh – tất cả đều lấy nguồn vốn ở chiến tranh Việt Nam.
Và thế là, khi ở miền Trung Việt Nam đều có bia căm thù, đài tưởng niệm ghi lại chứng tích tội ác của những binh đoàn lính đánh thuê Hàn Quốc tàn sát dân thường Việt Nam, thì ở Hàn Quốc, sau phong trào “Xin lỗi Việt Nam” do Ku Su-Jeong khởi xướng lại liên tiếp mọc lên càng nhiều những đài kỷ niệm sự tham chiến của lính Hàn tại Việt Nam. Ở đó, những người lính Hàn được ngợi ca là những vị anh hùng chiến đấu bảo vệ cho phụ nữ, trẻ em… Việt Nam. Tức là họ chiến đấu vì Việt Nam, chả nhẽ chúng ta lại phải cảm ơn vì những tội ác mà đám lính đánh thuê Hàn Quốc gây ra trên mảnh đất chữ S thân thương!?
Nhắc lại lịch sử, không phải để kích động, gây mâu thuẫn mà để thấy rõ bạn bè, kẻ thù của chúng ta. Dân tộc ta nổi tiếng bao dung, nhưng nhiều khi lòng tốt đó không được đặt đúng chỗ
Nguồn : Lê Anh Dung