Nhận diện chuyện phản đối dựng tượng V.I. Lênin tại Nghệ An

Nhận diện chuyện phản đối dựng tượng V.I. Lênin tại Nghệ An

Để khai mở cho lần trở lại này, Mõ xin được hầu chuyện quý vị xung quanh một câu chuyện đang thu hút khá nhiều sự chú ý của dư luận, nhận được khá nhiều sự ủng hộ nhưng cũng có lắm ý kiến trái chiều, phản đối.

Đó là câu chuyện Tp Vinh, tỉnh Nghệ An đang tiến hành xây dựng tượng đài Lênin.

Nhận diện chuyện phản đối dựng tượng V.I. Lênin tại Nghệ An

Tượng đài Lê Nin ở Schwenrin, CHLB Đức (Nguồn: FB).

Với đa số người, thì đấy đương nhiên là chuyện hết sức hệ trọng, có tính biểu tượng chứ không hề đơn giản. Nhưng cái thói đời xưa nay vẫn thế, chỉ chờ có thế và cũng chỉ nghe có thế thôi, lắm kẻ đã mặc sức tấn công, thoá mạ, lên án; sử dụng hẳn cả cái thái độ chính trị, ý thức hệ của mình vào để xét đoán sự việc mà không hiểu đầu cua tai nheo ra sao.

Blogger Loa Phường đã điểm mặt những ý kiến trái chiều xung quang chuyện này như sau: “Fanpage Việt tân, Trần Mạnh Hùng (thành viên Việt Tân trong nước), ông nghệ sỹ bất mãn Lưu Trọng Văn cùng đám zân chủ mạng tung ra dòng chửi rủa, mạt sát rằng Nghệ An là tỉnh nghèo, chuyên đi xin trợ cấp còn bày đặt dựng tượng đài, rằng tượng Lênin đang bị dỡ bỏ ở chính nước Nga và nhiều nước Châu Âu, vậy mà Nghệ An vẫn cố dựng tượng đài…RFA vẫn phát huy phong cách “báo chí phương Tây” khi đăng bài “Phản ứng về việc dựng tượng đài Lênin tại Nghệ An trong đó tập hợp toàn tiếng nói của giới zân chủ và đồng đảng “phản ứng” với việc xây dựng tượng đài với lý do mất hơn 8 tỷ đồng là “số tiền bỏ ra quá lớn so với một tỉnh như Nghệ An” và chủ nghĩa Mác-leenin đã bị “giới trí thức” góp ý cho Đảng là lạc hậu cùng lo ngại Việt Nam và Nga sẽ bắt tay nhau xây dựng “đồng minh” và “khôi phục lại tư tưởng Mác-Lênin, tức tư tưởng cộng sản”..

Đọc qua những điều này có thể thấy, lí do phản đối chuyện dựng tượng tựu trung vào những lí do sau:

1. Nhiều nước trên thế giới, nhất là tại các nước thuộc Liên Xô và Đông Âu trước đây đã phá bỏ tượng đài Lênin cùng nhiều nhà lãnh đạo Cộng sản khác thì Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng không nên làm!

Đây không phải lần đầu tiên cái luận thuyết, thế giới làm gì thì Vn nên làm thế được nói ra để biện luận, phản đối. Nhưng chính cái sự áp đặt, bỏ qua những yếu tố đặc thù khiến cho những suy nghĩ thế này không có đất sống, bất hợp lý và mất đi những hạt nhân hợp lý của mình.

Đồng ý là tại nước Nga hiện tại và các nước thuộc LX và Đông Âu trước đây đang xảy ra tình trạng được nói đến, song đừng quên rằng: “Đó là mỗi chế độ đều có những công trình, biểu tượng để vinh danh mình. Các quốc gia thuộc Liên Xô cũ không còn theo thể chế xã hội chủ nghĩa; họ đã từ bỏ và thay vào cho mình chế độ mới, khác và kèm theo những biểu tượng khác. Sẽ không có lí gì và khi họ đã mất đi nền tảng, lãng quên quá khứ thì những hành động như được nói đến là điều dễ hiểu…

Còn ở VN, thể chế vẫn tồn tại bền vững, dù trên thế giới điều đó đang là thiểu số và cũng đang gặp phải không ít khó khăn. Biểu tượng, tượng đài dù có thể lãng phí, dù có thể không thống nhất, đồng điệu với thế giới. Nhưng xin thưa, nó có tác dụng gia tăng thêm những thuộc tính của chế độ đó… Và nó sẽ là vô lý và khó hiểu nếu tại một quốc gia như VN, theo thể chế XHCN mà chỉ có một số địa phương, rất ít tượng đài V.I.LêNin – lãnh tụ vĩ đại của thể chế này? Nó sẽ khiến cho thể chế đó bị nghi ngờ khi trên văn bản, truyền thông của họ ra rả nói về sự trung thành!” (theo Người Công giáo).

Nói như thế cũng đủ để thấy, với thế giới nói chung có thể không (chuyện dựng tượng đài Lênin), nhưng với sự tồn tại của chế độ XHCN tại VN, chúng ta hoàn toàn có những lí do chính đáng để thực hiện. Nếu chúng ta không làm, hoặc từ chối khi được đề nghị đấy mới thực sự là có vấn đề… Cho nên, từ chuyện này cũng để thấy, với những vấn đề kiểu này, có thể số đông và những điều phổ biến chưa chắc đã đúng; chú ý với tính đặc thù (trong trường hợp này là thể chế chính trị) mới thực sự là chìa khoá để khai mở những vấn đề còn chưa hiểu, chưa thông.

2. Xây tượng đài lúc này sẽ rất tốn kém, trong khi hiện tại nhiều người dân còn thiếu ăn, cần được chăm lo và có nhiều việc cần phải tập trung nhân vật lực, đại dịch covid19 là ví dụ…

Cũng như lí do thứ nhất, lí do thứ hai này cũng được nói ra khá nhiều; đây cũng là lí do được nhiều kẻ nói ra trong những trường hợp tương tự. Nhưng có lẽ điều cần nói trước hết lúc này là nên tách bạch ra mọi thứ. Người dân nghèo, đúng là họ cần sự chung tay của đất nước, sử dụng ngân sách quốc gia vào để giúp họ xoá đói, giảm nghèo, cải thiện cuộc sống. Song, điều đó sẽ không đồng nghĩa với việc bạn hay ai đó buộc giới chức nhà nước phải cắt, giảm chi tiêu ở những vấn đề khác. Cái ăn mặc có thể quan trọng với người nghèo nhưng đừng quên những người khá giả hơn cũng cần được chăm sóc ở những khía cạnh khác. Tinh thần chẳng hạn.

Và với những thể chế chính trị cũng thế. Họ sinh ra là để phục vụ người dân, phụng sự Tổ quốc, nhưng tự thân họ cũng có những thứ nhu cầu, những việc cần làm để duy trì mình. Những tượng đài như tượng đài Lê Nin với nhiều người đó là vật vô tri, vô giác nhưng với những người Cộng sản, đảng viên thì đấy là vấn đề khác. Tính biểu tượng thông qua tượng đài phục vụ mục đích tuyên truyền cũng là lí do để nhiều thể chế chính trị, nhà nước trên thế giới không riêng gì Vn thực hiện cái điều đang bị phản đối này!

Trong lí do thứ hai này cũng được nói đến, đó là: Việc xây dựng tượng đài Lê Nin tại TP Vinh, Nghệ An không hẳn là ý tưởng của tỉnh Nghệ An. Đó là công trình hữu nghị, mang tính biểu tượng, đoàn kết của 2 tỉnh Nghệ An và Ulyanovsk; nằm trong thoả thuận hai tỉnh này đã ký kết trước đó.

Tin từ nhiều nguồn cũng cho biết: Tượng Lê-nin được đúc tại Ulyanovsk.Bức tượng do chính quyền tỉnh Ulyanovsk trao tặng cho tỉnh Nghệ An, được đúc bằng đồng, có chiều cao 3 mét, được chế tác tại Nga, sau đó vận chuyển về Việt Nam đến TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Vì thế, riêng với điều này thôi cũng đủ hiểu: Việc dựng tượng lần này đương nhiên sẽ không động tới miếng cơm, manh áo của người nghèo, chứ đừng nói tới chuyện ngân sách nhà nước.

Vả lại, một khía cạnh khác cũng cần được nói đến, đó là đôi khi chuyện dựng tượng của một ai đó không hẳn đã liên quan tới yếu tố chính trị gì đó. Đơn giản, đó là hoạt động mà những địa phương khác nhau tại những quốc gia khác nhau thể hiện tình hữu nghị sau khi thực hiện việc kết nghĩa với nhau. Tương tự thế trong chuyện này, trước đó, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã tài trợ và xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Ulyanovsk, Nga và nay họ đang làm điều ngược lại. Đây cũng là lí do, mặc dù trên thế giới chỉ có 5 nước theo mô hình XHCN nhưng tượng đài của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Cũng thông tin thêm: Việc xây dựng tượng đài Lê Nin và các hạng mục phụ trợ được thực hiện trên những khu đất cũ, có công trình và mới được giải phóng. Nên sẽ không hề tốn kém ngân sách, kinh phí hay đất công của địa phương này!

Thế đấy, câu chuyện chỉ xoay quanh 2 cái lí do vô thưởng, vô phạt ấy nhưng có không ít chuyện để nói và gây ra những chuyện tranh cãi không đâu. Nhưng ngẫm lại thì đấy cũng là chuyện bình thường, dễ hiểu khi vẫn còn không ít kẻ lăm le và chỉ xực có cơ hội là tấn công, là đả kích… hòng tiến tới lật đổ chế độ, nhà nước này. Và trong trường hợp này chúng đã nhìn nhận đấy như thể là cơ hội ngon ăn, dễ thực hiện để tạo ra điều gì đó.

Chỉ có điều, cái chiến dịch truyền thông của chúng đã thua ngay từ đầu, khi nhận diện vấn đề. Nên chúng càng nói càng sai, càng bế tắc và có quá ít những lối mở. Sự việc vì thế đã ít nhiều phơi bày bản chất, trình độ và cả những toan tính của những kẻ đồng sàng dị mộng, sống VN thờ ma nước Mỹ và ảo tưởng sang trời Tây này!

Nguồn: Mõ làng

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *