Không giống như nhóm Diễn đàn XHDS hay CLB Lê Hiếu Đằng cũng băng đảng VOICE lợi dụng vụ Đồng Tâm đòi khởi tố, xử lý công an tham gia “cướp đất”, “giết hại” băng nhóm nổi loạn Lê Đình Kình và cầu xin quốc tế tận dụng việc này để can thiệp vào nền tư pháp, chính trị Việt Nam, Nguyễn Hữu Vinh – cựu cán bộ công an mới ra tù về tội Tuyên truyền chống Nhà nước (do lập ra mấy trang chuyên đăng bài chống chính quyền) viết liên tiếp hai bài ‘An ninh công an VN: “Thanh bảo kiếm liệu đã bị mẻ cùn’?” đăng trên BBC, cho rằng vụ việc Đồng Tâm cho thấy ngành công an đã trở thành “kiêu binh”, có năng lực nghiệp vụ kém và đưa ra một số yêu sách đòi phi chính trị hóa ngành công an như: Ngành Công an phải phục vụ người dân thay vì Đảng, bỏ dần lực lượng an ninh; cho đến khi ngành Công an chỉ còn 2 chức năng là cảnh sát và phản gián; Chuyển các chức năng như quản lý trại giam, hộ tịch hộ khẩu, xuất nhập cảnh cho những ngành khác; Tuyển người ở các ngành nghề khác rồi đào tạo ngắn hạn, thay vì tuyển học sinh phổ thông vào trường Công an; Để Quốc hội, các đoàn thể quần chúng, báo chí giám sát ngành Công an; Công an không tham gia cơ quan dân cử.
Từ vụ 3 chiến sỹ công an hy sinh trong vụ Đồng Tâm, ít nhiều khiến dư luận băn khoăn, không ít ý kiến nhận định có thể phía công an bị động do không thể ngờ đến tính chất lưu manh, liều lĩnh của băng nhóm Lê Đình Kình. Tuy nhiên việc công an bắn chết Lê Đình Kình đang cầm lưu đạn cố thủ và tấn công công an vây bắt cũng như bắt sống 22 kẻ liều mạng, thu giữ toàn bộ vũ khí chưa sử dụng, cũng cho thấy công an đã quyết liệt và thành công trong xử lý vụ việc. Từ đó cho thấy, việc Nguyễn Hữu Vinh vin vào thiệt hại và sự bị động đó để công kích, phủ nhận vai trò, hiệu quả chiến đấu của ngành này thể hiện rõ ý đồ lợi dụng vụ việc và sự đau xót của dư luận nhằm hạ thấp chiến công của họ phục vụ cho mưu đồ đen tối của ông ta.
Cũng không phủ nhận, trong những yêu cầu cải cách mà Nguyễn Hữu Vinh đặt ra cho ngành Công an, có một số là khả thi, còn số khác là bất khả thi. Việc để công chúng và báo chí giám sát công an đang được thực hiện dần, qua những giải pháp nhỏ như cho phép người dân quay phim CSGT từ ngày 15/01/2020. Việc “chuyển các chức năng như quản lý trại giam, hộ tịch hộ khẩu, xuất nhập cảnh cho những ngành khác” thực ra đã được Trung Quốc thực hiện, ở Việt Nam không ít ý kiến tương tự nêu trên báo chí và diễn đàn Quốc hội, nhưng rõ ràng ý kiến này mới chỉ là thiểu số, chưa thực sự khiến dư luận, hệ thống chính trị ủng hộ.
Tuy nhiên cái đòi hỏi “phi chính trị hóa ngành Công an” bóc trần ý đồ của ông Vinh. Bởi đã là kẻ có học, tốt nghiệp trường sỹ quan an ninh, hiểu biết về khoa học chính trị, ông Vinh không thể không hiểu, phi chính trị hóa ngành công an không phù hợp với mô hình chính trị mà Việt Nam đang áp dụng. Vì vậy, bài viết của ông không phải là một đề xuất cải thiện ngành Công an; nó chỉ mượn vấn đề này để vận động dư luận trong và ngoài ngành, để gây sức ép đòi thay đổi thể chế chính trị.
Còn nữa, ông Vinh không nên hiểu lầm rằng các nước đa đảng không có lực lượng an ninh. Dưới đây là một đoạn trích trên trang Wikipedia về FBI, cho thấy cơ quan này đã dành khá nhiều nỗ lực để cản trở các hoạt động dân quyền tại Mỹ trong thế kỷ trước. Các bạn có thể tìm từ khóa “COINTELPRO” trên Google để có thông tin chi tiết hơn:
Nguồn: Loa phường