Sau khi Nghị viện châu Âu thông qua Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư với Việt Nam, EU và Việt Nam sẽ có nhiều cuộc họp song phương để thúc đẩy tiến trình thực thi các cam kết trong hai Hiệp định đã ký kết hướng nhằm đẩy mạnh phát triển quan hệ thương mại giữa hai bên. Tuy nhiên, đâu đó vẫn xuất hiện những kẻ phá đám, đố kỵ khi hai Hiệp định này thông qua và vẫn tiếp tục tìm mọi thủ đoạn để cản trở quá trình thực thi.
Việt Nam và Liên minh châu Âu sắp có cuộc hội đàm về nhân quyền thì tổ chức phi nhân quyền Human Rights Watch đã thực hiện trò phá đám quen thuộc là yêu cầu EU gây sức ép để Việt Nam cải thiện về nhân quyền. John Sifton, Giám đốc Vận động châu Á của Tổ chức HRW tuyên bố: “Trong cuộc hội thoại nhân quyền này, các quan chức EU cần cảnh báo chính quyền Việt Nam rằng thất bại trong việc thực hiện các cam kết này có thể dẫn đến đình chỉ các lợi ích trong thỏa thuận”.
Mục đích chính của việc đòi EU can thiệp nhân quyền Việt Nam chính là đòi “phóng thích tất cả những người đang bị giam, giữ vì lý do chính trị và sửa đổi các điều trong bộ luật hình sự thường dùng để bỏ tù những người biểu tình, lập hội, bất đồng chính kiến và hoạt động tôn giáo một cách ôn hòa, trong đó có các điều 109, 116, 117, 118 và 331”. Những kẻ này chính là thành viên, chân rết của các tổ chức phi chính phủ thù địch với Việt Nam như HRW dựng lên ở Việt Nam nhằm phá hoại đất nước ta.
Một điều phi lý nữa là vẫn bài văn tế về nhân quyền mà Human Rights Watch đòi EU can thiệp yeu cầu Việt Nam sửa luật, hành động này chẳng khác nào chà đạp lên pháp luật quốc tế hay những quy tắc xử sự chung bởi đó là hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Sửa luật để thành viên của HRW dễ dàng phạm tội hơn mà không bị xử lý gì.
Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn luôn là quốc gia đi đầu về công tác thực thi bảo đảm quyền con người trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, đồng thời tham gia vào nhiều hoạt động nhân quyền của Liên Hợp quốc. Liên minh châu Âu cũng đánh giá cao vấn đề này nên hai Hiệp định thương mại quan trọng được thông qua với số phiếu cao và bỏ ngoài tai lời lẽ của những tổ chức phá hoại như Human Rights Watch.
Công Lý
Nguồn: Nhân quyền Việt Nam