EIU – tên viết tắt của nhóm nghiên cứu Economist Intelligence Unit thuộc tạp chí kinh tế uy tín The Economist vừa công bố bảng xếp hạng chỉ số dân chủ thế giới năm 2019 vào ngày 22/1 theo đó Việt Nam xếp hạng 136/167. Kết quả này dựa theo nhiều chỉ số không chính xác dẫn đến kết quá thiếu tính khách quan.
Báo cáo Chỉ số Dân chủ 2019 do EIU đã chấm Việt Nam được 3,08 điểm trên 10 điểm, đứng ở vị trí thứ 136 trong số 167 nước được đánh giá trong năm 2019. EIU đưa ra thang đánh giá dân chủ theo bốn chính thể từ “Dân chủ Trọn vẹn,” “Dân chủ Có Khuyết điểm”, đến “Chính thể Hỗn hợp” (hybrid) và mức thấp nhất là chính thể “Độc tài”; theo thang đánh giá này thì EIU xếp hạng nước ta nằm trong nhóm các nước “Độc tài”.
Các hạng mục mà Economist Intelligence Unit bao gồm hoạt động của chính quyền, các quyền tự do của công dân, sự tham gia chính trị, văn hóa chính trị, tiến trình bầu cử và thể chế đa nguyên. Nhưng kết quả khảo sát theo các hạng mục nêu trên của EIU đều không có nguồn trích dẫn và chưa được kiểm chứng rõ ràng. Đây là điểm yếu của các tổ chức bên ngoài khi đưa ra bất kỳ đánh giáo nào về các quốc gia trên thế giới, số liệu không chính thống thì đương nhiên là kết quả sẽ bị sai lệch, thiếu tính khách quan trong quá trình đánh giá.
Một điểm yếu nữa trong việc đánh giá chỉ số dân chủ thế giới là EIU không tổ chức đối thoại với các quốc gia bị xếp hạng thấp như Việt Nam về các hạng mục bị đánh giá điểm rất thấp. Chẳng hạn như Việt Nam bị cho điểm 0 về tiến trình bầu cử và thể chế đa nguyên trong khi Quốc hội Việt Nam luôn áp dụng cơ chế dân chủ rõ ràng trong quá trình bầu cử khi mọi công dân Việt Nam đủ độ tuổi đều có quyền tham gia và Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Một vấn đề nữa dẫn đến kết quả không thỏa đáng của EIU chính là các hạng mục nêu trên có phần thiên về chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là in sâu vào tư tưởng của EIU chính là chế độ đa nguyên đa đảng, những quốc gia nào theo thể chế chính trị như Việt Nam đều bị đánh giá điểm rất thấp. Việc có dân chủ hay không dân chủ khi theo chế độ chính trị như Việt Nam hay chế độ đa nguyên đa đảng như tư bản chủ nghĩa vẫn chưa có kết luận rõ ràng, không có căn cứ nào để khẳng định tính dân chủ trong từng chế độ chính trị.
EIU thường đưa ra nhiều báo cáo có giá trị sử dụng cao trên toàn cầu nhưng là về lĩnh vực kinh tế, còn về lĩnh vực chính trị thì EIU đang đi theo lối mòn sai lầm như các tổ chức phi chính phủ kih dựa vào tiêu chí chưa chuẩn mực và số liệu thì không chính thống. Nếu tiếp tục đưa ra cách đánh giá không chính xác này thì Economist Intelligence Unit sẽ tự đánh mất úy tín của mình.
Công Lý
Nguồn: Nhân quyền Việt Nam