Trang chủ Đối tượng Nhà văn Nguyên Ngọc khơi gợi lại câu chuyện Đồng Tâm

Nhà văn Nguyên Ngọc khơi gợi lại câu chuyện Đồng Tâm

226
0

Thúy Kiều – Vụ việc Đồng Tâm, Mỹ Đức đã tạm thời lắng xuống, tội ác của tổ Đồng Thuận đứng đầu là ông Lê Đình Kình là không thể chối cãi. Tuy nhiên, khi mà nhân dân cả nước đang tạm thời quên vụ việc này để cùng nhau chống chọi với đại dịch bệnh viêm đường hô hấp chủng corona, thì một số nhà văn, nhà tri thức bất đồng chính kiến vẫn muốn khơi lại câu chuyện và vu tội ác cho chính quyền. Trong đó, nổi lên là nhà văn Nguyên Ngọc.

Nhà văn Nguyên Ngọc khơi gợi lại câu chuyện Đồng Tâm

Nhà văn Nguyên Ngọc

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi cũng như bao học sinh khác đều ấn tượng với một nhà văn có tên Nguyên Ngọc (Tên thật là Nguyễn Văn Báu. Bút danh khác là Nguyễn Trung Thành, sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), với nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như: Rừng xà nu, Đất nước đứng lên,… Tác phẩm của ông thường gắn bó mật thiết với vùng đất Tây Nguyên, với những hình tượng nhân vật như anh hùng Núp, Tnú… đã trở thành huyền thoại trong tâm thức của nhiều thế hệ chúng ta. Ngoài viết văn ông còn tham gia viết báo, dịch thuật, nghiên cứu văn hóa, giáo dục… Ông cũng từng giữ nhiều chức danh quan trọng trong Hội Nhà Văn Việt Nam (Tổng biên tập Báo Văn nghệ và Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam).

Đáng lẽ ra ông phải nhận được sự kính trọng của người dân cả nước với những đóng góp quý báu cho nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, gần cuối đời thì ông lại trở nên “đổ đốn” với những lời lẽ, phát ngôn sực mùi kích động.

Nhà văn Nguyên Ngọc khơi gợi lại câu chuyện Đồng Tâm

Nhà văn Nguyên Ngọc nói về vụ Đồng Tâm

Khi nói về vụ việc Đồng Tâm, Mỹ Đức thời gian qua, tác giả của tác phẩm “Rừng xà nu” cho rằng: “Là công dân Việt Nam, là nhà văn Việt Nam, tôi tố cáo tội ác trời không dung đất không tha này trước toàn dân Việt Nam và thế giới. Tôi thiết tha kêu gọi mọi bậc trí giả trong nước và trên thế giới cùng mọi người có lương tri lên án tội ác man dại này và ngăn chặn nó có thể tái diễn bất cứ ở đâu” và “Trên đất nước này rõ ràng đã có một vụ án giết ông Lê Đình Kình. Một mặt người ta đang cố để mọi thứ chìm dần, một mặt thì lại vu cáo ông ấy là kẻ ác. Nhưng việc tấn công vào làng Đồng Tâm lại không hề có một căn cứ pháp lý nào cả”.

Không hiểu vô tình hay cố ý mà nhà văn Nguyên Ngọc đã cố phớt lờ tội ác của tổ Đồng Thuận, khi ấy, trong lúc cơ quan chức năng đang làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm, đã xảy ra vụ chống người thi hành công vụ đặc biệt nghiêm trọng làm 3 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh, 1 đối tượng chống đối chết và 1 đối tượng bị thương. Người chết được xác định là ông Lê Đình Kình – người đứng đầu tổ Đồng Thuận. Ông Kình và một số đối tượng đã có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… tấn công lực lượng chức năng dẫn đến hậu quả nêu trên.

Tội ác của tổ Đồng Thuận là không thể tha thứ với hành vi giết người vô cùng tàn bạo. Tuy nhiên, vị nguyên Phó Tổng thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam này không những không thương cảm cho sự mất mát, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ mà ông ta lại tỏ ra thương sót cho cái chết của kẻ chủ mưu, cầm đầu trong vụ giết người nói trên.

Thật đáng buồn cho một nhà văn giỏi với những tác phẩm văn học hay, nhưng lại có tư tưởng bất đồng, chống đối chính quyền. Dẫu biết rằng nhà văn Nguyên Ngọc đã dấn sâu vào con đường chống đối nhưng nhiều người vẫn mong muốn ông ấy sẽ từ bỏ con đường này, ít nhất là trong những ngày cuối đời.

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây