Sáng 09/01/2020, quá trình thu hồi khu đất sân bay Miếu Môn (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã làm nảy sinh một vụ va chạm bạo lực, khiến 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động (là ông Lê Đình Kình) tử vong.
Nhân đó, trong 2 tuần giữa tháng 1, giới chống đối trong và ngoài nước đã thực hiện một loạt các hoạt động cầu nguyện, biểu tình, quyên tiền, soạn báo cáo, gửi kiến nghị… có liên quan đến vụ việc. Nếu không tính bản tuyên bố và đơn tố cáo tội phạm của Diễn đàn Xã hội Dân sự; thì hầu hết các hoạt động còn lại được khởi xướng bởi “Nhóm Hành động Vì Đồng Tâm”, do tổ chức VOICE thành lập và kiểm soát. Những hoạt động này đã được tường thuật chi tiết trong suốt loạt bài “VOICE & Đồng Tâm”.
Chốt lại, mối quan hệ giữa các nhóm đang khai thác vụ Đồng Tâm có thể được tổng hợp thành sơ đồ sau:
Sơ đồ trên cho phép rút ra 4 nhận định:
Thứ nhất, “Nhóm Hành động Vì Đồng Tâm” là một mạng lưới liên kết các thành viên của nhiều tổ chức khác nhau, trong đó VOICE là trung tâm. Dù VOICE có thể tự làm cả việc gửi báo cáo, biểu tình lẫn quyên tiền; họ vẫn chọn mô hình mạng lưới, để (1) Kết đồng minh; (2) Tạo ấn tượng về sự đoàn kết của “lòng dân”; (3) Che giấu và bảo toàn lực lượng nòng cốt. Họ hành xử khôn khéo khi đẩy việc quyên tiền cho các thành viên VOICE ở nước ngoài hoặc Nguyễn Thúy Hạnh (chuyên làm từ thiện) ở trong nước, để thể hiện rằng mình không liên quan đến chuyện tiền bạc. Tuy nhiên, mạng lưới này có thể bị quá tải nếu các thành viên bị quấy nhiễu thường xuyên, hoặc bị ngưng trệ nếu nhóm nòng cốt trong nước bị mời lên đồn cùng một lúc…
Thứ hai, Việt Tân đang có 3 hành động trùng với VOICE, là (1) Cầu nguyện theo lời Đinh Thảo; (2) Quyên tiền thay cho Thúy Hạnh; (3) Gửi kiến nghị lên Mizuho theo lời Nguyễn Anh Tuấn. Nếu có bằng chứng cho thấy Việt Tân gửi tiền vào quỹ của Vi Trần, hoặc Việt Tân và Vi Trần gửi tiền cho cùng một người ở trong nước, thì nhiều khả năng VOICE và Việt Tân đang phối hợp hành động.
Thứ ba, như đã đề cập, Lao Động Việt đã trở thành đồng minh thân thiết của VOICE, và hai bên có thể phối hợp xây dựng các chân rết đội lốt “xã hội dân sự” trong thời gian tới.
Thứ tư, như đã đề cập, vì cả Lowenthal (Đảng Dân chủ), Hayes (Đảng Lao động) và Bricmont (Đảng Xanh) đều là cánh tả; đồng thời nhiều thành viên VOICE từng vận động bỏ phiếu cho các đảng cánh tả ở Úc và Mỹ; cần xem xét khả năng VOICE có thỏa thuận với một liên minh nào đó của các đảng cánh tả phương Tây. Chẳng hạn, dân biểu của các đảng này có thể cung cấp suất thực tập và suất vận động chính sách cho VOICE, để đổi lấy lá phiếu từ cộng đồng mà VOICE có ảnh hưởng.
Những tổ chức như VOICE, Việt Tân và Lao Động Việt – vốn không có mục đích nào khác ngoài lật đổ chế độ – đang giúp đỡ hay làm hại cư dân Đồng Tâm? Đó là câu hỏi đã và đang được đặt ra, ngay trong chính dư luận lề trái:
Nguồn: Loa phường