Trang chủ Đối tượng Sự thật đằng sau chiến dịch chống nhiệt điện than và vai...

Sự thật đằng sau chiến dịch chống nhiệt điện than và vai trò của Mai Phan Lợi

308
0

Tại hội nghị tổng kết ngành Công thương hôm 27/12/2019, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ông Trần Viết Ngãi, đã đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo một số tỉnh phía Nam không được phản đối các dự án nhiệt điện than bố trí tại địa phương mình. Thủ tướng trả lời rằng “nếu nói tiếp tục phát triển điện than thì dư luận chưa chắc chấp nhận”, “nếu phát triển mới phải theo hướng năng lượng sạch”.

Nhân đó, ngày 30/12/2019, một mạng lưới nhiều tổ chức đã nhóm họp tại Hà Nội để cùng ra một tuyên bố chung, trong đó họ kiến nghị dừng triển khai xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới trên lãnh thổ Việt Nam. Qua tìm hiểu, được biết mạng lưới này liên kết ít nhất 6 thành phần – là (1) các NGO Việt Nam, (2) các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, (3) các nhóm phóng viên, (4) các quan chức và cựu Đại biểu Quốc hội, (5) các tổ chức quốc tế, (6) các Sứ quán. Mạng lưới này chính là tác giả của nhiều chiến dịch “vận động hành lang” – như đợt vận động dừng các dự án nhiệt điện than, kéo dài từ năm 2012 đến nay; và đợt vận động thông qua các luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và rượu bia, kéo dài từ khoảng năm 2015 đến nay.

Tổ chức MEC của Mai Phan Lợi và Đại sứ quán Mỹ giữ một số vai trò quan trọng trong mạng lưới này. Vì vậy, cần tìm hiểu thêm về mạng lưới này để có các điều chỉnh phù hợp, nhằm cân bằng giữa nhu cầu bảo vệ sức khỏe của người dân và nhu cầu an ninh; trong bối cảnh Mai Phan Lợi đứng đầu một tập thể “phóng viên môi trường” bất mãn với chế độ, còn Mỹ trở thành đối tác năng lượng toàn diện của Việt Nam từ tháng 10/2019:

Sự thật đằng sau chiến dịch chống nhiệt điện than và vai trò của Mai Phan Lợi

Sự thật đằng sau chiến dịch chống nhiệt điện than và vai trò của Mai Phan Lợi

a. Nội dung và nhân sự của “Tuyên bố Hà Nội ngày 30/12/2019”

Ngày 30/12/2019, một mạng lưới nhiều tổ chức đã nhóm họp tại Hà Nội để cùng ra một tuyên bố chung, trong đó họ kiến nghị dừng triển khai xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới trên lãnh thổ Việt Nam.

Yêu sách của mạng lưới bao gồm 4 điểm:

“(i) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho tạm dừng triển khai các nhà máy nhiệt điện than trong danh sách kèm theo để rà soát, đánh giá toàn diện tính khả thi về tài chính, các tác động về sức khỏe, môi trường, an ninh, trật tự xã hội của các dự án này;

(ii) Chỉ đạo thực hiện ngay các giải pháp về kỹ thuật và kinh tế để tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo.

(iii) Bảo đảm thực thi các quy định nêu trong Hiến pháp 2013 và các văn bản có liên quan về dân chủ cơ sở trong việc tham vấn ý kiến người dân và các tổ chức đại diện cho người dân trong triển khai các dự án năng lượng, ngay từ khâu lập kế hoạch.

(iv) Yêu cầu các nhà máy nhiệt điện công khai dữ liệu quan trắc môi trường (nước thải và khí thải) tới người dân và công chúng để đảm bảo công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình.”

Nhân sự chính của mạng lưới bao gồm 6 liên minh NGO:

Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh Viết tắt
Mạng lưới Sông ngòi Vietnam Rivers Network VRN
Liên minh hành động vì Khí hậu Việt Nam Vietnam Coaliation 4 Climate Action VCCA
Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam Vietnam Sustainable Energy Alliance VSEA
Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam Vietnam Non-communicable Diseases Prevention Alliance NCDs-VN
Nhóm Công lý, Môi trường và sức khỏe Action Group of Justice, Environment and Health JEH
Liên minh Truyền thông và Quyền của những người dễ bị tổn thương Coalition for Right to access to information and Media for Vulnerable group RiM

Sáu liên minh vừa nêu chủ yếu xoay quanh 3 lĩnh vực – là (1) môi trường, (2) năng lượng tái tạo, và (3) sức khỏe. Mỗi liên minh lại được hợp thành bởi nhiều NGO, doanh nghiệp Việt Nam và tổ chức quốc tế. Chẳng hạn, liên minh trẻ nhất là VCCA, mới ra đời vào ngày 21/08/2019, có danh sách thành viên như sau:

Thành phần Tổ chức & vai trò
NGO Việt Nam GreenID (sáng lập, điều phối); Viện Tài chính Vi mô & Phát triển Cộng đồng (tư vấn tài chính); MEC (truyền thông, tổ chức sự kiện);
Doanh nghiệp và tổ chức đại diện _ Công ty Cổ phần SolarTech; Công ty Năng lượng Mặt trời Bách Khoa; Công ty Cổ phần điện mặt trời Vũ Phong; Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Sơn Hà; Công ty TNHH Thu Minh;

_ Mạng lưới Hiệu quả Năng lượng Việt Nam; Hiệp hội Khí Sinh học Việt Nam;

Tổ chức quốc tế WWF (sáng lập, tài chính); ACA (mạng lưới quốc tế).

Ngoài ra, “Tuyên bố Hà Nội” còn được ký bởi 6 tổ chức không trực thuộc các liên minh – là Tổ chức Oxfam Việt Nam, Tổ chức CARE Việt Nam, Quý Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng Sống Bền vững (Sống Foundation), Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Sức khỏe Cộng đồng (CCHS), Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI).

Danh sách nhân sự trên cho thấy “Tuyên bố Hà Nội” nằm trong một chiến dịch vận động hành lang lớn. Nó không chỉ xoay quanh vấn đề môi trường và sức khỏe của người dân, mà còn xoay quanh việc giành thị phần của các nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng.

b. Bốn tổ chức nòng cốt của “Tuyên bố Hà Nội ngày 30/12/2019”, và những chiến dịch vận động hành lang mà họ đã phối hợp thực hiện trong thập kỷ qua

Qua danh sách thành viên của 6 liên minh soạn “Tuyên bố Hà Nội”, có thể thấy những liên minh này chủ yếu xoay quanh 4 tổ chức xương sống sau:

Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh Viết tắt
Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh Green Innovation and Development Centre GreenID
Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển Cộng đồng Research & Training Center for Community Development RTCCD
Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững Law & Policy of Sustainable Development LPSD
Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng Center for Media in Educating Community MEC

Bảng dưới thể hiện vị trí của 4 tổ chức này trong 6 liên minh đã ký “Tuyên bố Hà Nội”:

GreenID RTCCD LPSD MEC
Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) X
(lead)
X X
Liên minh hành động vì Khí hậu Việt Nam (VCCA) X
(lead)
X
Mạng lưới Sông ngòi (VRN) X
(mem quan trọng)
Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) X X
(lead)
X X
Nhóm Công lý, Môi trường và sức khỏe (JEH) X
(lead)
Liên minh Truyền thông và Quyền của những người dễ bị tổn thương (RiM) X
(lead)

Trong suốt thập kỷ qua, 4 tổ chức vừa kể đã phối hợp thực hiện nhiều chiến dịch “vận động hành lang” – như đợt vận động dừng các dự án nhiệt điện than, kéo dài từ năm 2012 đến nay; và đợt vận động thông qua các luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và rượu bia, kéo dài từ khoảng năm 2015 đến nay:

Chiến dịch Một số hoạt động phối hợp giữa 4 tổ chức
Vận động dừng các dự án nhiệt điện than _ 2012: Ngay sau khi có giấy phép hoạt động, GreenID đồng sáng lập VSEA với mục đích phản đối nhiệt điện than, cổ vũ năng lượng tái tạo.

_ 2014-2016: VSEA thực hiện nhiều nghiên cứu về tác động của hoạt động khai thác than và nhiệt điện than.

_ 25/10/2016: VSEA và NCDs-VN trình kiến nghị dừng các dự án nhiệt điện than.

_ 08/2017: VSEA tổ chức Tuần lễ Năng lượng Bền vững Việt Nam 2017, trong đó RTCCD cung cấp diễn giả quan trọng.

_ 12/11/2017: GreenID và CHANGE phối hợp tổ chức buổi tập huấn “Kỹ năng viết báo về vấn đề biến đổi khí hậu và năng lượng”. Mai Phan Lợi (MEC) là một trong các giảng viên.

_ 25/09/2018: VSEA, NCDs-VN và một số liên minh khác đồng tổ chức cuộc họp lần I của “Nhóm Hành động vì Chất lượng Không khí” tại Đại sứ quán Mỹ. Thời điểm này MEC đã tham gia NCDs-VN.

_ 05/11/2018: Đại sứ quán Mỹ, VSEA, NCDs-VN đồng tổ chức cuộc họp nhóm với chủ đề “Ô nhiễm không khí và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự” tại trụ sở RTCCD.

_ 21/08/2019: GreenID và WWF Việt Nam đồng sáng lập “Liên minh Hành động vì khí hậu Việt Nam” (VCCA), tập hợp một số NGO về môi trường và doanh nghiệp về năng lượng thay thế. MEC là thành viên nòng cốt của liên minh này.

_ 30/12/2019: Sáu liên minh cùng ký “Tuyên bố Hà Nội của các Liên minh kiến nghị dừng triển khai xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới trên lãnh thổ Việt Nam”

Vận động thông qua các luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và rượu bia _ 29/02/2016: NCDs-VN tổ chức hội thảo “Ngăn chặn sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào các chính sách phòng, chống tác hại thuốc lá”.

_ 03 và 04/2016: MEC phát động chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” và trao giải Vành Khuyên Xanh lần I. Từ thời điểm này, MEC góp mặt trong lĩnh vực “phòng chống bệnh không lây nhiễm” (tức chuyên môn của NCDs-VN).

_ 08/11/2016: Group Facebook của chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” đổi tên thành “Xanh & Sạch”, để mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phòng chống các bệnh từ thuốc lá, rượu bia, ô nhiễm môi trường (cũng thuộc phạm vi “bệnh không lây nhiễm”).

_ 15/11/2016: NCDs-VN tổ chức “Hội thảo Góp ý Luật Phòng chống tác hại rượu bia”, trình kiến nghị giục Quốc hội đẩy nhanh quá trình xây dựng dự luật.

_ 25/11/2016: NCDs-VN tổ chức kỳ “Tập huấn truyền thông Phòng chống các bệnh không lây nhiễm” dài 2 ngày, trong đó Mai Phan Lợi là một giảng viên.

_ 09/11/2017: NCDs-VN tổ chức tọa đàm “Sau làn khói trắng” – Liệu tăng thuế có làm gia tăng buôn lậu? Hay đó chỉ là chiêu trò của các công ty thuốc lá?”. MEC phụ trách truyền thông.

_ 31/07/2018: NCDs-VN trình kiến nghị về việc đảm bảo lợi ích bảo vế sức khỏe cộng đồng trong dự thảo “Luật Phòng, Chống Tác hại của Rượu Bia”, sau khi Bộ Y tế trình dự luật này vào ngày 24/07/2018. MEC có trong danh sách ký tên.

_ 03/09/2018: GreenID, RTCCD, MEC đồng tổ chức “Tuần lễ Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam”. MEC phụ trách truyền thông, bà Bùi Thị An (JEH) làm một trong các diễn giả.

_ 29/11/2018: RTCCD và MEC đại diện cho NCDs-VN trao Giải Vành Khuyên Xanh 2018, về chủ đề “Phòng chống tác hại thuốc lá”.

_ 05/04/2019: NCDs-VN trình kiến nghị lần 3 về dự thảo “Luật Phòng, Chống Tác hại của Rượu Bia”. Cả 4 tổ chức GreenID, RTCCD, LPSD và MEC đều tham gia ký tên.

_ 18/07/2019: NCDs-VN tổ chức “Hội thảo về đánh giá kết quả vận động, chống tác hại của rượu bia”. Trong đó, Ts. Nguyễn Huy Quang (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế) nói: “Trong những lúc đấu tranh mệt mỏi, tưởng chừng như đã nhụt chí rồi, không thể phản bác lại luận điệu của ngành công nghiệp rượu bia, dự thảo Luật rơi vào tình trạng “suy dinh dưỡng”, Bộ Y tế tổ chức truyền thông tập huấn báo chí, để truyền thông vào cuộc. Từ đó, chúng tôi chiếm được sóng trong khung giờ vàng ở một số thời điểm, tạo ra tác động lớn đến người dân”.

_ 04/01/2020: Ts Trần Tuấn (Giám đốc RTCCD) trả lời BBC rằng trong 4 năm qua, một số nhóm lợi ích kinh tế lũng đoạn “các bộ ngành Công Thương, Thông tin – Truyền thông, quân đội, công an” đã “vào lò”. Năm 2020, “lò” sẽ tiếp tục “thanh lọc” một loạt các tổ chức xã hội dân sự “như hiệp hội năng lượng, hiệp hội tấm lợp, hiệp hội rượu bia, nước giải khát”, do “họ đã tạo ra một tiếng nói nhằm ủng hộ cho các thế lực của họ”, làm cản trở những chính sách như Luật Phòng chống Tác hại Rượu Bia. Việc “thanh lọc” này sẽ đem lại chiến thắng cho “thế lực tích cực” “vì dân”; từ đó “mở đường cho các vấn đề từ luật công đoàn, từ những vấn đề đối với người lao động, cũng như với tiếng nói của các nhà khoa học trong các vấn đề phản biện xã hội”, giúp “Việt Nam đi được theo các hướng mà các nước đã phát triển”.

_ 09/01/2020: NCDs-VN tổ chức buổi “Tập huấn Truyền thông giám sát và thúc đẩy thực thi chính sách phòng chống bệnh không lây nhiễm”. Người giảng dạy là Mai Phan Lợi của MEC và Đặng Đình Bách của LPSD.

Tập huấn kiến thức truyền thông để vận động chính sách _ 14/03/2019: Nhân sự VRN dự buổi tập huấn “Xây dựng chiến dịch truyền thông trên MXH cho vận động chính sách. Mai Phan Lợi là 1 trong 2 giảng viên.

_ 17/04/2019: Công bố “Giáo trình Truyền thông Phát triển”, trong đó Mai Phan Lợi (MEC) và Đặng Đình Bách (LPSD) là giảng viên.

Từ năm 2017 đến nay, MEC cũng liên tục sản xuất nhiều hội thảo, phóng sự về tác hại của thuốc lá, rượu bia, nhiệt điện than, và về ích lợi của năng lượng tái tạo. Sự quan tâm mà MEC dành cho những đề tài này thể hiện rõ qua danh mục chủ đề trên kênh GTV của MEC:

Sự thật đằng sau chiến dịch chống nhiệt điện than và vai trò của Mai Phan Lợi

Bảng trên, cùng nội dung cụ thể của một số báo cáo, kiến nghị mà các tổ chức và liên minh đã soạn, cho phép đưa ra 3 nhận định:

Thứ nhất, 4 tổ chức nòng cốt của “Tuyên bố Hà Nội” đã cùng thực hiện nhiều chiến dịch vận động chính sách, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến nay. Trong các chiến dịch này, họ thường xuyên đối kháng với Bộ Công thương, Bộ Tài chính và các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá, rượu bia, nhiệt điện than; trong khi nhận hỗ trợ từ Bộ Y tế và các doanh nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo. Họ nhận được sự tham gia, hỗ trợ từ một số cán bộ đương chức hoặc mãn nhiệm – như ông Hoàng Xuân Lương (cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc), bà Bùi Thị An (cựu Đại biểu Quốc hội), ông Nguyễn Huy Quang (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế).

Sự thật đằng sau chiến dịch chống nhiệt điện than và vai trò của Mai Phan Lợi

Qua cuộc phỏng vấn của BBC hôm 04/01/2020 – trong đó ông Trần Tuấn (Giám đốc RTCCD, thành viên ban nghiên cứu think-tank VUSTA) kêu gọi “thế lực tốt” “thanh lọc xã hội dân sự”, bằng cách cho cho các tổ chức “như hiệp hội năng lượng, hiệp hội tấm lợp, hiệp hội rượu bia, nước giải khát” vào “lò” – có thể thấy mâu thuẫn giữa hai bên đã khá gay gắt, đến mức chuyển từ cạnh tranh ôn hòa sang kêu gọi xóa bỏ.

Thứ hai, tổ chức MEC của Mai Phan Lợi giữ vai trò quan trọng trong những chiến dịch vận động chính sách này. Có thể đặt giả thuyết rằng chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” hồi tháng 03/2016 đã cho phép MEC tham gia liên minh NCDs-VN vào tháng 11 cùng năm; để từ đó tham gia các hoạt động chống ngành sản xuất thuốc lá, rượu bia, nhiệt điện than của liên minh; rồi hợp tác với GreenID trong khuôn khổ các hoạt động đó. MEC cung cấp cho các tổ chức còn lại 3 dịch vụ – là (1) tổ chức sự kiện, (2) truyền thông, (3) tập huấn về truyền thông. Phát biểu của Vụ trưởng Nguyễn Huy Quang hôm 18/07/2019 cho thấy các hoạt động truyền thông đã góp phần quan trọng vào thành công của chiến dịch.

Thứ ba, Đại sứ quán Mỹ quan tâm đến vấn đề nhiệt điện than, không quan tâm đến vấn đề thuốc lá, rượu, bia. Ngoài việc cung cấp địa điểm hoặc đồng tổ chức 2 buổi hội thảo của “Nhóm Hành động vì Chất lượng Không khí” vào năm 2018, như bảng trên đã đề cập, họ còn là nguồn số liệu chính cho báo cáo về chất lượng không khí của GreenID. Việc Mỹ trở thành đối tác năng lượng toàn diện của Việt Nam từ tháng 10/2019 có thể liên quan đến những hỗ trợ của Đại sứ quán Mỹ cho giới NGO trong lĩnh vực này.

c. Những nguy cơ từ sự hiện diện của Mai Phan Lợi trong mạng lưới “Tuyên bố Hà Nội”

Mai Phan Lợi chuyên xây dựng các cộng đồng chung của giới báo chí và giới hoạt động, thông qua việc tạo hoặc quản lý các group Facebook như “Diễn đàn Nhà báo Trẻ”, “Góc nhìn Báo chí – Công dân”, “Xanh & Sạch”, “Tiếng nói của các nạn nhân mắc bệnh do môi trường không an toàn”… Có nhiều dấu hiệu cho thấy Lợi cố tình biến những cộng đồng này thành công cụ để giới chống đối, bất mãn tác động vào quần chúng trung lập.

Chẳng hạn, Phạm Đoan Trang đã có tên trong Hội đồng Khoa học của MEC từ ngày 31/05/2014 đến nay:

Sự thật đằng sau chiến dịch chống nhiệt điện than và vai trò của Mai Phan Lợi

Mai Phan Lợi đã đưa Trần Song Hào, Mai Quốc Ấn, Đỗ Cao Cường vào làm admin group “Tiếng nói của các nạn nhân mắc bệnh do môi trường không an toàn”, mà Lợi lập ngay sau vụ nhiễm độc không khí do cháy nhà máy Rạng Đông. Trần Song Hào góp phần hình thành dư luận mạng về vụ Formosa, trong khi Mai Quốc Ấn và Đỗ Cao Cường vừa chi phối dư luận mạng về các vụ ô nhiễm môi trường, vừa thường xuyên tận dụng vấn đề ô nhiễm để công kích chế độ:

Sự thật đằng sau chiến dịch chống nhiệt điện than và vai trò của Mai Phan Lợi

Sự thật đằng sau chiến dịch chống nhiệt điện than và vai trò của Mai Phan Lợi

Sự thật đằng sau chiến dịch chống nhiệt điện than và vai trò của Mai Phan Lợi

Các thành viên trong group này khá thoải mái trong việc mượn các vấn đề thời sự để công kích chế độ:

Sự thật đằng sau chiến dịch chống nhiệt điện than và vai trò của Mai Phan Lợi

Với cách làm này, Mai Phan Lợi biến một phần không nhỏ của dư luận chống ô nhiễm môi trường thành dư luận chống chế độ. Khi việc này đi quá giới hạn, nó có thể gây hại cho chính phong trào chống ô nhiễm môi trường, như đã xảy ra với phong trào bảo vệ cây xanh năm 2015.

d. Nên làm gì để hạn chế nguy cơ?

Các hoạt động của mạng lưới chống nhiệt điện than đang mang lại cả lợi ích lẫn nguy cơ cho xã hội Việt Nam.

Về mặt lợi ích, nó nương theo hướng đi, chủ trương chiến lược của Chính phủ về lâu  dài, là “nếu phát triển mới phải theo hướng năng lượng sạch” (theo phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc).GreenID đã cung cấp các nghiên cứu có giá trị khoa học về nguyên nhân của ô nhiễm không khí; và Oxfam, WWF có thể cung cấp các khoản quỹ hữu ích để phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam. Việc phát triển năng lượng sạch sẽ giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe và sinh kế của người dân ở nhiều địa phương, từ đó giảm những tình huống khủng hoảng truyền thông như vụ bạo động ở Bình Thuận năm 2018.

Về mặt nguy cơ, Mai Phan Lợi – nhân tố nòng cốt của phong trào này đang lợi dụng hướng đi tích cực trên vào mưu toan cá nhân, lái dư luận về vấn đề ô nhiễm môi trường theo hướng công kích chế độ, và Mỹ có thể biến xã hội dân sự Việt Nam thành một công cụ để định hướng chính sách của Việt Nam. Ngoài ra, nếu không cẩn thận, cách làm của ông Trần Tuấn có thể phản tác dụng về lâu dài, khi làm giới hạn không gian tự do dân sự.

Xét các yếu tố trên, chúng tôi tin rằng Mai Phan Lợi nên điều chỉnh hành vi của mình, để chiến dịch phản đối nhiệt điện than không chệch khỏi hướng đi có lợi cho toàn xã hội. Nếu ông Lợi tiếp tục biến các kênh truyền thông của chiến dịch thành kênh tuyên truyền chống chế độ, các tổ chức tham gia chiến dịch nên đi tìm một đối tác truyền thông khác.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây