Trong năm 2019, Google.tienlang từng có bài Vụ Panorama Mã Pí Lèng- BÁO CHÍ VÀ QUAN CHỨC ĐANG HIẾP ĐÁP PHỤ NỮ- CHỦ CÔNG TRÌNH!
Và bài “Nóng chuyện “Di sản văn hóa phi vật thể”- HÓA RA BẤY NAY BỘ VĂN HÓA ĐÁNH LỪA NGƯỜI DÂN?”
Cả hai bài này đều nói tới trách nhiệm của lãnh đạo Bộ Văn hóa- Thông tin và Du lịch nhưng tiếc rằng dường như lãnh đạo Bộ này vẫn loay hoay, chưa có kết luận giải quyết dứt điểm…
I. Vụ PANORAMA MÃ PÍ LÈNG
Giữa tâm điểm nóng của dư luận, của truyền thông, ngày 8/10/2019, ông Nguyễn Thái Bình- Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ VH-TT-DL tại buổi họp báo thường kỳ ngày 8/10/2019 đưa ra câu bình luận theo kiểu “chém gió” bạt mạng: “Nhà chúng ta chỉ sửa nhỏ, ngay lập tức đội quy tắc có mặt ngay. Đương nhiên cả công trình 7 tầng thì không thể không biết được.” Ông Nguyễn Thái Bình đang so sánh việc xây cất ở giữa nội thành Hà Nội với việc xây cất ở vùng nông thôn, miền núi là huyện Mèo Vạc Hà Giang! So sánh như vậy, chứng tỏ ông Chánh văn phòng không biết rằng Panorama Mã Pí Lèng NẰM NGOÀI khu vực cấp 1 và cấp 2 của di tích quốc gia Mã Pì Lèng. Ông Nguyễn Thái Bình không biết đến quy định của điểm k Điều 89 của Luật Xây dựng 2014.
“Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa… thuộc công trình được miễn giấy phép xây dựng”.- Trích điểm k, khoản 2, điều 89, Luật Xây dựng 2014.
UBND tỉnh Hà Giang đã có Văn bản báo cáo số 412 ngày 8/10/2019 gửi Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh nhắc lại việc điểm xây công trình này nằm ngoài khu vực 2 của danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng.
Ngày 14/10/2019 bà Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy ký Văn bản số 4141/BVHTTDL-DSVH về xử lý công trình nhà nghỉ, nhà hàng Panorama xây dựng trên đèo Mã Pí Lèng huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, tại văn bản này bà Thứ trưởng vẫn kết luận công trình là “trái phép” nhưng không chỉ ra được nó “trái” so với điều khoản cụ thể tại một văn bản quy phạm pháp luật nào! Bản thân bà Thứ trưởng cũng KHÔNG am hiểu nội dung Điều 36 Luật Di sản văn hóa:
“Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường – sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.”- Trích Điều 36 Luật Di sản văn hóa.
Câu quan trọng nhất trong quy định trên là hai chữ “XÉT THẤY”. Đương nhiên, bà Vũ Thị Ánh- chủ công trình Panorama Mã Pí Lèng và ông Chủ tịch huyện Mèo Vạc cùng ông Chủ tịch tỉnh Hà Giang cùng rất nhiều người, trong đó có Google.tienlang KHÔNG HỀ “xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường – sinh thái của di tích”! Vì thế, huyện Mèo Vạc cùng tỉnh Hà Giang đã đồng tình để chủ đầu tư xây dựng công trình này trong suốt thời gian hai năm trời.
Nếu bây giờ, muốn đập bỏ hạng mục nào đó của công trình thì việc trước tiên là phải chỉ ra được công trình đó đã “trái” so với điều khoản cụ thể tại một văn bản quy phạm pháp luật nào chứ? Sau đó, nếu đúng là “trái phép” thì cũng phải chỉ ra lỗi của ai, của chủ công trình hay lỗi của chính quyền sở tại chứ? Nếu là lỗi của chính quyền thì nay muốn đập bỏ thì phải bồi thường cho nhà đầu tư chứ?
Văn bản số 4141/BVHTTDL-DSVH ngày 14/10/2019 của bà Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy không giải quyết được những vướng mắc trên khiến mới đây, Google.tienlang trở lại đèo Mã Pí Lèng, chúng tôi vẫn thấy Panorama Mã Pì Lèng đã hoạt động trở lại sau hơn 2 tháng đóng cửa.
Mở cửa trở lại, Panaroma Mã Pí Lèng đề nghị khách hàng gọi đồ uống để thay cho “phí dịch vụ ngắm cảnh”
Thời điểm này, du khách đến nhà nghỉ chưa thể đặt phòng, nhưng có thể sử dụng các dịch vụ cà phê, nước giải khát. Theo tấm biển ghi tại lối ra vào, khách hàng được đề nghị gọi đồ uống để thay cho “phí dịch vụ ngắm cảnh”.
II Vụ “DI TÍCH VĂN HÓA PHI VẬT THỂ”
Ông TS Frank Proschan nói, theo Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thì CHẲNG HỀ CÓ khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” và cũng chẳng có “Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia! Bấy nay Việt Nam dịch sai nội dung Công ước! Các vị quan chức của Bộ Văn hóa TT&DL đồng tình với ông TS Frank Proschan và cho rằng “việc hiểu và chuyển tải sai về di sản văn hóa phi vật thể theo tinh thần của Công ước 2003 đã tồn tại từ lâu. Các sai lệch bắt nguồn từ việc chuyển ngữ từ tiếng Anh, tiếng Pháp sang tiếng Việt”.
Ban Biên tập Google.tienlang hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bạn đọc Đồng Thị Kim Thanh mà chúng tôi chép về dưới đây: =====
Tôi cho rằng chính ông TS Frank Proschan KHÔNG hiểu tiếng Việt nên mới đưa ra nhận xét “KHÔNG CÓ khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
Hoặc cũng có thể người phiên dịch của Hội thảo hôm qua không hiểu rõ tiếng Anh nên cũng không hiểu những gì ông TS Frank Proschan nói và đã dịch sai. Rồi mấy ông bà đại diện cho Bộ VH-TT-DL cũng dốt tiếng Anh nên thấy người phiên dịch hội nghị dịch như thế thì vội tin ngay, rồi đổ lỗi cho báo chí…
Thật buồn cười với người Việt chúng ta.
Một từ “Soldats” trong tiếng Pháp mà Alexandre de Rhodes từng sử dụng mà toàn những cây đa cây đề trong giới nghiên cứu Việt Nam gần trăm năm qua đã tranh cãi dịch sang tiếng Việt như thế nào, đến nay chưa ngã ngũ! Tất nhiên, những người nghiêm túc công bằng và am hiểu thì phải dịch là “Những người lính”. Nhưng những vị muốn bênh ông giáo sĩ này thì khăng khăng đòi dịch là “những người truyền giáo”!
Còn chuyện có hay không khái niệm “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” trong Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thì một điều hết sức đơn giản là hãy vào trang web chính thức của UNESCO xem Công ước đó nói gì. Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể là một văn bản quốc tế. Đâu có phải bí mật gì đâu mà mấy ông bà Nguyễn Thị Thu Trang , Phạm Cao Quý và các nhà báo không thể đọc được? Hay là cũng dốt tiếng Anh?
Tất nhiên, trang web chính thức của UNESCO người ta dùng tiếng Anh.
Mời mọi người đọc Toàn văn Công ước năm 2003 của UNESCO trên trang web chính thức của tổ chức này.
Text of the Convention for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage
Nguyên văn Phần IV và Điều 16 như sau:
“IV. Safeguarding of the intangible cultural heritage at the international level
Article 16 – Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity
1. In order to ensure better visibility of the intangible cultural heritage and awareness of its significance, and to encourage dialogue which respects cultural diversity, the Committee, upon the proposal of the States Parties concerned, shall establish, keep up to date and publish a Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity.
2. The Committee shall draw up and submit to the General Assembly for approval the criteria for the establishment, updating and publication of this Representative List.”
Vấn đề còn lại là dịch cái đoạn tiếng Anh tên của Điều 16 này sang tiếng Việt như thế nào “Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity”? Có phải là “Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” hay không?
Trong phát biểu của ông TS Frank Proschan hôm qua (theo như báo Văn hóa phản ánh) nhấn mạnh đến thuật ngữ “sở hữu”. Tức là ông ấy lo ngại rằng một khi coi “di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (hoặc của quốc gia) thì cộng đồng có di sản đó bị tước mất quyền sở hữu, rồi quốc tế hoặc nhà nước sẽ can thiệp vào di sản, sửa đổi di sản…
Thế nhưng, chắc chắn rằng ở Việt Nam, các cơ quan nhà nước cũng như mọi người dân chẳng có ai nghĩ như ông Tây này. Mọi người đều hiểu rằng chẳng có ai tước đoạt cái quyền sở hữu của cộng đồng với di tích được xếp hạng. Sự công nhận của nhà nước chính là sự bảo vệ các di sản.”
(Hết trích ý kiến của bạn đọc Đồng Thị Kim Thanh)
Google.tienlang cũng đồng tình với ý kiến bạn đọc Nguyễn Đức Kiên: “Nguyễn Đức Kiên 08:56 22 tháng 12, 2019
Nếu ông Tiến sĩ Frank Proschan nói đúng như báo Công an Nhân dân dẫn “Công ước 2003 cũng bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới.” thì tôi xin khẳng định rằng ông Tiến sĩ Frank Proschan này cũng chém gió tào lao!
Thuật ngữ tiếng Anh “international level” trong tên gọi của Phần IV “Safeguarding of the intangible cultural heritage at the international level” có phải là “cấp độ quốc tế ” hay không?
Nếu đúng thì rõ ràng là Công ước có sự phân định cấp độ quốc gia, cấp độ quốc tế chứ? Sao lại nói như ông TS Frank Proschan như trích lời của báo Công an Nhân dân, rằng “Công ước 2003 cũng bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới.”????
Google.tienlang bổ sung, ngay tên gọi của Phần III Bản Công ước 2003 cũng đưa ra thuật ngữ “national level”, dịch sang tiếng Việt chắc chắn phải là “cấp độ quốc gia”. Như vậy, cả ở Phần III và Phần IV của Công ước đều nói tới việc xếp hạng di sản theo cấp quốc gia và cấp quốc tế đó chứ, đâu phải như ông Tiến sĩ Frank Proschan nói trên báo Công an Nhân dân?
Trên một số tờ báo khác, ông Tiến sĩ Frank Proschan còn nói, việc đưa di sản nào đó vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thì cũng không có nghĩa là UNESCO “vinh danh”. Thế thì, việc đưa di sản đó vào Danh sách có ý nghĩa gì thì ông Tiến sĩ không nói? Nếu chẳng phải là “vinh danh” thì sao xưa nay chúng ta phải hao tổn công sức và tiền bạc (không hề nhỏ) để điều tra, tổ chức các hội thảo, lập hồ sơ di tích, rồi tổ chức các hội đồng thẩm định… để làm gì?
Ông Phạm Sanh Châu, nguyên Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Tổ chức UNESCO khẳng định: “Với tư cách nguyên là Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Tổ chức UNESCO giai đoạn 2000-2003, là người trực tiếp tham gia thảo luận và thông qua Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hoá Phi Vật thể của UNESCO tháng 10/2003, là người tham gia xây dựng và bảo vệ rất nhiều hồ sơ di sản phi vật thể của Việt Nam, tôi xin trân trọng khẳng định rằng bằng việc xem xét, thảo luận, thậm chí bỏ phiếu để thông qua từng Nghị quyết ghi danh vào Danh sách Di sản vật thể đại diện của nhân loại, một di sản phi vật thể của một cộng đồng do một Quốc gia thành viên Công ước 2003 đệ trình, UNESCO đã chính thức vinh danh di sản đó ở phạm vi toàn cầu.
Ông Phạm Sanh Châu
Hành động mà sau khi gõ búa thông qua Nghị quyết, Chủ tịch phiên họp chúc mừng, cả hội trường vỗ tay, các đoàn lần lượt đến chúc mừng và tất cả truyền hình trực tiếp cho thế giới biết được gọi là vinh danh. Giống như lễ trao giải Oscar tuy không hoành tráng bằng và Ban Giám khảo ở đây là một Uỷ ban gồm 24 Quốc gia được bầu chọn rất cạnh tranh”.
Trước những phát ngôn hàm hồ của ông TS Frank Proschan mà các vị quan chức Bộ Văn hóa TT & DL VN không có ai đưa ra được một ý kiến phản biện là sao nhỉ? Các nhà báo Việt Nam cũng thế? Hầu như chưa có bài báo nào đưa ra được các ý kiến phản biện? Chẳng lẽ cả nước Việt Nam ta không có ai biết tiếng Anh? Cũng tương tự như việc chẳng lẽ cả nước Việt Nam không có ai biết tiếng Pháp để dịch cho đúng Một từ “Soldats” trong tiếng Pháp mà Alexandre de Rhodes từng sử dụng?
Rõ ràng là vụ “Di sản văn hóa phi vật thể” này cần tiếng nói của lãnh đạo Bộ Văn hóa- TT&DL. Lãnh đạo Bộ không thể tảng lờ trong khi vẫn tiếp tục ký các Bằng công nhận di sản này hay di sản khác là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ví dụ mới đây là di sản Lễ hội Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mà chính quyền và nhân dân Tp Hải Phòng rình rang đón nhận tối 23/12/2019.
Hoàng Minh Tâm
Nguồn: Google.Tiên lãng