Trang chủ Từ Facebook Tư liệu cực kỳ quý về tình hình sân bay Miếu Môn...

Tư liệu cực kỳ quý về tình hình sân bay Miếu Môn có ảnh hưởng khá lớn đến tình hình ở Đồng Tâm hiện tại

228
0

Tư liệu cực kỳ quý về tình hình sân bay Miếu Môn có ảnh hưởng khá lớn đến tình hình ở Đồng Tâm hiện tại. Bài từ nhà báo Phan Việt Hùng:

SÂN BAY MIẾU MÔN CÓ TỪ BAO GIỜ?

1.Sáng nay, Trung tướng Phạm Phú Thái, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người đã bắn rơi 4 máy bay Mỹ đã cho biết trên trang cá nhân những thông tin rất quý về sân bay Miếu Môn thời chống Mỹ:

“Ngay từ 1968 Chính phủ đã cho phép Quân Đội XD một Sân Bay bí mật ở khu vực MM. Đồng thời XD hệ thống hấm giấu Máy bay trong các dãy núi song song với đường băng và cách từ vài trăm mét. Đầu tháng 4.1969 khi SB bằng đất và hệ thống hầm đã hoàn thành bước một thì chúng tôi nhận lệnh hạ cánh thử nghiệm SB và Hầm cất giấu MB. Trên hình vẽ tôi ghi chép để chuẩn bị hạ cánh thử thì có tọa độ SB và số liệu dài rộng của đường băng. Khi đó xung quanh SB hầu như ko có người ở. Sau khi hạ cánh MB được kéo vào hầm dưới sự chỉ huy của TTMP Đại tá Phùng Thế Tài. Chui qua hầm sang phía bên kia núi mới có thấy ít Người Mường ở trong bản gần đó. Nói vậy để thấy hai điều 1/ Bản đồ đất mà chính phủ giao cho Quốc phòng làm SB phải có từ 1968. 2/ Đất này ko có tranh chấp. Vì nó là đất QS”.

Bức ảnh đăng kèm cho thấy một trang nhật ký của Trung tướng Phạm Phú Thái, viết ngày 7/4/1969, ghi rõ tiêu đề ‘SÂN BAY SS”, SS chính là hai chữ CC viết tắt của Совершенно секретно, tức Tuyệt mật. Ông vẽ sơ đồ sân bay ngày đó, có cả chú thích bằng tiếng Nga Грунтовая ВПП, viết tắt của грунтовая взлётно-посадочная полоса, có nghĩa là Đường băng đất.

2. Mình có lướt qua cuốn sách của tác giả S.V.Ivanov “Sử dụng MIG 21 ở Việt Nam”(Боевое применение МиГ-21 во Вьетнаме), xuất bản năm 2000, bản tiếng Nga.

Trong cuốn sách này, tác giả đã nhắc đến sân bay Miếu Môn vào khoảng thời gian 1969-1970 (ảnh), xin dịch:

“Vào cuối năm 1968, tình hình có vẻ yên ắng khi không quân Mỹ tạm dừng ném bom VNDCCH. Thời kỳ đó kết thúc vào tháng 5/1969. Sau các đợt ném bom, đường băng sân bay Nội Bài ghi nhận có 230 hố bom, sân bay Gia Lâm-204, Kíp-222, Kiến An-114 và Thọ Xuân-30. Công tác khôi phục sửa chữa yêu cầu tốn khá nhiều sức người và kiến thức. Tại mỗi sân bay, yêu cầu có khoảng 80 chuyên gia để khôi phục sân bay, nhưng khi đó phía lực lượng không quân VN chỉ có 149 người. Chính dân cư địa phương là cứu cánh cho công việc này. Trong các năm 1969-1970, nhân dân các địa phương đã giúp khôi phục lại sân bay Hòa Lạc, MIẾU MÔN, Thọ Xuân, Anh Sơn và Đồng Hới, xây dựng các đường băng dự bị ở Cẩm Thủy, Gát (Khe Gát) và Phủ Qùy”.

Như vậy là đã rõ, sân bay Miếu Môn đã được Chính phủ, quân đội ta xây dựng từ năm 1968 và tháng 4/1969 đã hạ cánh thử. Trung tướng Phạm Phú Thái, người có mặt tại sân bay khi đó đã ghi chép cụ thể tọa độ, vẽ sơ đồ và cho biết:”Khi đó xung quanh SB hầu như ko có người ở”. Ông viết:

“Nay có quá nhiều bài viết nói rất ko đúng về tình trạng ban đầu để nói là đất tranh chấp rồi quí trách nhiệm và bôi xấu chính quyền là ko được. Đây là LẤN CHIẾM ĐẤT CÔNG. Nhưng ko giải quyết ngay từ đầu để phần tử xấu lợi dụng quyết đòi ăn thua chiếm đất công?”.

Xin cung cấp các thông tin để chúng ta cùng được biết.

Tư liệu cực kỳ quý về tình hình sân bay Miếu Môn có ảnh hưởng khá lớn đến tình hình ở Đồng Tâm hiện tại
Tư liệu cực kỳ quý về tình hình sân bay Miếu Môn có ảnh hưởng khá lớn đến tình hình ở Đồng Tâm hiện tại
Tư liệu cực kỳ quý về tình hình sân bay Miếu Môn có ảnh hưởng khá lớn đến tình hình ở Đồng Tâm hiện tại
Tư liệu cực kỳ quý về tình hình sân bay Miếu Môn có ảnh hưởng khá lớn đến tình hình ở Đồng Tâm hiện tại

Nguồn: Trang thông tin chống phản động

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây