Đau xót!

Đau xót!

Đau xót!

Năm 2017, 38 cán bộ chiến sỹ CSCĐ bị một nhóm người Đồng Tâm bắt giữ, trong một cuộc vây bắt những kẻ chống người thi hành công vụ!

Sau vụ việc đó, những cuộc đối thoại đã diễn ra, có cả lãnh đạo thành phố Hà Nội về đối thoại, có cả đại biểu quốc hội về tìm nguyên nhân. Rồi thanh tra, kiểm tra để làm rõ vấn đề…

Những tưởng sau 2 năm, giờ đây chính quyền về Đồng Tâm sẽ thấy một bộ mặt khác, một bộ mặt tích cực, người dân chấp hành pháp luật, vui sống dưới một gầm trời, cùng chung tay với quân đội xây dựng một trong những khu vực quân sự lớn nhất Việt Nam.. Những tưởng, sự đầm ấm, thấm tình quân dân đã trải qua thử lửa sẽ diễn ra như thế. Hoặc chí ít, là không còn cảnh bắt giữ người thi hành công vụ như trước kia!

Nhưng rồi sao!?

3 cán bộ chiến sỹ hy sinh, 30 kẻ chống đối bị bắt, 1 kẻ chết. Chẳng những không được như trước kia, mà máu đã đổ xuống mảnh đất này. Hóa ra trong 2 năm qua, ở đây luôn tồn tại những kẻ ngoan cố, đã sẵn sàng phương tiện để chống lại chính quyền. Đồng Tâm đã vĩnh viễn không còn được như trước nữa.

Vì sao tình hình trở nên nghiêm trọng như thế!?

Sự việc bắt đầu từ ngày 31/12/2019, khi Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, huyện Mỹ Đức.

Phải nhắc lại, sau kết luận thanh tra của cả thành phố Hà Nội lẫn Chính phủ, 59 ha đất – mà Lê Đình Kình cùng “tổ đồng thuận” luôn mồm rêu rao rằng là đất nông nghiệp Đồng Sênh không nằm trong dự án sân bay Miếu Môn – đã được khẳng định là bịa đặt, bằng đầy đủ chứng cứ là đất Quốc phòng. 14 người có liên quan trực tiếp đến khu đất đó (trong đó không hề có Lê Đình Kình và bất kỳ ai trong “Tổ đồng thuận”) đều đồng tình với kết luận và nhận tiền đền bù. Tuyệt không một ai lên tiếng phản đối, sẵn sàng hợp tác để quân đội làm nhiệm vụ. Như thế, việc quân đội xây dựng ra sao là quyền của họ.

Thế nhưng, đối với băng đảng “đồng thuận”, đó là một chuyện khác.

Lê Đình Kình, cùng với Lê Đình Công và Bùi Viết Hiểu không chấp nhận một kết luận nào của các cấp thanh tra, liên tục khiếu kiện vượt cấp ra cả Trung ương (hồi đó còn dựa hơi cả 2 ông nghị gật Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng). Đến khi Thanh tra Chính phủ cũng đồng tình kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội và về Đồng Tâm đối thoại, chúng không ra dự (mà cũng không được dự, vì không có bất kỳ liên quan nào đến khu đất đó). Kình và Công đều là cựu cán bộ xã Đồng Tâm, trực tiếp cầm bút ký khống phân lô bán nền khu đất này, cho nên chúng thừa hiểu với kết luận trên, đồng nghĩa việc nhẹ ra thì chúng phải vào tù.

Do đó cách duy nhất là tìm mọi cách chống lại chính quyền, quyết liệt kêu oan. Kể từ đó, cái “tổ đồng thuận” này liên tục gõ cửa các “nhà hảo tâm”, mà thực chất là lũ chống đối trong và ngoài nước cầu cạnh bơm tiền để chúng có lực đeo đuổi vụ khiếu kiện trên. Những bằng chứng chúng kêu gọi tiền, chi tiêu ra sao, ăn chia thế nào thì đã có nhiều bài viết vạch mặt, xin không nêu ra ở đây. Vậy đó, trong 2 năm qua thì sự việc cứ tiếp diễn như thế, những nhà dân chủ như Nguyễn Quang A, Hồng Thái Hoàng, Lê Dũng Vova, Nguyễn Anh Tuấn… liên tục đồng hành, hỗ trợ “tổ đồng thuận”.

Quay trở lại sự việc, khi quân đội xây tường rào, Kình và Công hiểu rằng tình hình nguy ngập. Vì nếu quân đội hoàn thiện việc xây tường rào, thì chúng không còn có thể làm gì đối với khu đất đó nữa, không thể chỉ cho “các nhà tài trợ” rằng đó là mảnh đất “đang có tranh chấp”. Bạn đọc hãy hình dung rằng khi bốn phía bức tường được quây lên, thì đó coi như là đất cấm, muốn vào phải vượt tường. Công và Kình hết lý do để kiện, để lôi kéo tài trợ. Tường xây xong, đồng nghĩa với một sự thất bại của chúng, và sớm muộn chúng cũng vào tù. Mảnh đất đó là lý do và cứu cánh duy nhất của chúng. Sống chết cũng không thể để quân đội xây tường rào.

Thế là khi quân đội công bố kế hoạch công khai cho người dân biết, chúng kêu gọi con em làm ăn xa trở về “trợ chiến”; chúng tấn công, đe dọa 14 hộ dân đã nhận tiền đền bù; chúng quăng tất cả những gì là của chúng vào khu đất đó, dựng lều trại ở cổng làng. Và điều đáng ghê tởm là: Chúng tự chế tạo hàng loạt bom xăng, mua pháo nổ, chế dao phóng, đào hố sâu. Tất cả để chuẩn bị cho điều gì chắc bạn đọc đã biết.

Và diễn biến ra sao thì các phương tiện đã đưa tin.

Những kẻ chống đối là ai!?

Tên cụ thể thì mọi người đã biết rồi. Câu hỏi này là muốn nói rằng, bọn đó không phải là dân.

Nhân dân nào cướp, chiếm giữ đất quốc phòng?

Nhân dân nào nhận miếng cơm thừa canh cặn từ các thế lực thù địch nước ngoài để bán rẻ, phản bội Tổ quốc?

Nhân dân nào ngồi lên trên pháp luật, giam giữ bộ đội, sát hại công an, giết người như lũ man rợ?

Không, đó không phải nhân dân, bầy lũ đó làm gì xứng đáng là con dân đất Việt. Đó là bầy ác quỷ khát máu, cần thẳng tay xoá sổ.

Có hay không sự chủ quan, tắc trách của lãnh đạo lực lượng chức năng khi đã để xảy ra hậu quả nặng nề!?

Theo tôi là có!

Huy động hơn cả ngàn quân tới để dẹp yên tình hình, với một xã nhỏ như Đồng Tâm, không khác gì mang búa tạ đập ruồi. Một sự phung phí năng lực quá cỡ. Thế nhưng, ruồi chết thì búa cũng mẻ. Đáng lẽ điều đó là không nên có.

Vì Công an quá coi trọng việc tuyên truyền, kêu gọi, đối với những kẻ liều mình, từ lâu không còn nghe bất cứ lời lẽ nào từ chính quyền thì phải hiểu rằng tuyên truyền là vô ích.

Cũng bởi vì lũ cặn bã đó bắt đàn bà, trẻ em cùng ở trong nhà, làm con tin.

Hãy so sánh thế này, ngay cả vụ bạo loạn ở Bình Thuận năm ngoái, quy mô đông và khủng khiếp hơn thế này rất nhiều lần mà còn không có ai thiệt mạng, thì lần này thật đáng trách.

Tiếp theo thế nào!?

Sau vụ này, Đồng Tâm sẽ nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của chính quyền, chấm dứt 2 năm tồn tại của những kẻ khốn nạn, bất chấp pháp luật, đạo lý.

Sau vụ này, chắc chắn cả hệ thống chính trị, công an, quân đội phải soi xét lại mình.

Sau vụ này, là những nỗi đau xé lòng của những gia đình vừa mất đi con em họ. Nghe nói, có người đang học dở, vắng điểm danh trên lớp. Nghe nói, có chàng lính mới lấy vợ một năm, vợ sinh được mấy tháng. Nghe nói, họ khi đi làm nhiệm vụ cũng giấu gia đình!

Thuyết phục giặc để làm gì, mà khiến người thân của những người ngã xuống chịu khổ. Tết đang rất gần rồi.

Cái giá này, có cần phải đắt như thế không!?

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *