Trang chủ Luận bàn - Phản biện Thấy gì qua “Thư kêu gọi hiệp thông v/v xây dựng đập...

Thấy gì qua “Thư kêu gọi hiệp thông v/v xây dựng đập Rào Nan”

176
0

Ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2020, trên một số trang truyền thông của các giáo xứ thuộc giáo hạt Hòa Ninh, TX Ba Đồn đã đăng tải cái gọi là “Thư kêu gọi hiệp thông v/v xây dựng đập Rào Nan”. Thư đề ngày 27/12/209 và được một số linh mục trong giáo hạt Hòa Ninh Nguyễn Xuân Đình, Nguyễn Văn Hảo, Trương Văn Vút, Nguyễn Xuân Toàn, Trương Văn Thực… đồng ký tên.

Đập Rào Nan được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước đến nay đã xuống cấp, bị bồi lắng lòng hồ bị cạn không đủ khả năng cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các xã vùng nam TX Ba Đồn, nhất là khi mùa hè đến. Đặc biệt trong những năm trở lại đây, thời tiết ngày càng biến đổi theo hướng cực đoan, cộng với hiện tượng biến đổi khí hậu, kéo theo đó là tình trạng hạn hán kéo dài mà năm 2019 là một điển hình. Điều này khiến cho nguồn nước Rào Nan không đủ khả năng cung cấp cho sản xuất nông nghiệp của các xã vùng nam TX Ba Đồn. Tuy nhiên Thư hiệp thông cho rằng “Đập Rào Nan vốn là đập cũ được xây dựng từ lâu và luôn cung cấp đủ nước sinh hoạt cùng đồng ruộng cho 9 xã vùng nam Quảng Trạch” điều này là hoàn toàn xuyên tạc, bịa đặt.

Thấy gì qua “Thư kêu gọi hiệp thông v/v xây dựng đập Rào Nan”

Nội dung “Thư kêu gọi hiệp thông v/v xây dựng đập Rào Nan”

Nếu như hệ thống thủy lợi Rào Nan hiện tại đủ khả năng cấp nước cho 10 xã vùng nam TX Ba Đồn thì không việc gì Chính phủ bỏ ra 350 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu xây dựng mới công trình để mở rộng, nâng cao dung tích hồ chứa nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của 22 xã thuộc địa bàn TX Ba Đồn, huyện Quảng Trạch. Mặt khác, theo khảo sát của các nhà khoa học, các nhà địa chất, trên địa bàn TX Ba Đồn không có khu vực nào có đủ tiêu chí, điều kiện để xây dựng hồ chứa có khả năng cung cấp đủ nước tưới và sinh hoạt cho cả TX Ba Đồn cũng như một số xã của huyện Quảng Trạch ngoài dự án Hệ thống thủy lợi Rào Nan. Do đó, có thể khẳng định rằng việc xây dựng lại đập dâng Rào Nan trong bối cảnh, tình hình hiện nay là hết sức cấp bách và cần thiết.

Việc triển khai dự án Hệ thống thủy lợi Rào Nan bắt đầu từ tháng 3/2019 nhưng do người dân thôn Linh Cận Sơn phản đối và có kích động, sự chống đối từ linh mục Nguyễn Văn Hảo, quản xứ Diên Trường đã đẩy vụ việc càng phức tạp hơn, khiến cho dự án bị chậm tiến độ. Việc người dân thôn Linh Cận Sơn lo lắng, bất an về độ an toàn, chất lượng thi công, cách thức vận hành công trình, nhất là khi vào mùa mưa lũ đến là điều dễ hiểu và hoàn toàn chính đáng. Được sự hậu thuẫn từ Tòa giám mục Hà Tĩnh, linh mục Hảo càng tìm cách lôi kéo người dân xã Quảng Sơn và liên kết với các linh mục đang mục vụ tại vùng nam TX Ba Đồn ra sức tấn công, khoét sâu vào vấn đề này nhằm mục đích tạo ngòi nổ, điểm nóng để đạt được ý đồ gây bất ổn về ANTT. Bởi vậy, người dân từ chỗ lo lắng đơn thuần, một khi bị linh mục Hảo lợi dụng tuyên truyền, kích động dẫn đến chống đối quyết liệt.

Nhưng với sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh và TX Ba Đồn đã kiên trì vận động, thuyết phục. Cộng với cách phân tích, lý giải tường tận, chi tiết bằng các luận cứ khoa học tin cậy và đầy sức thuyết phục từ quy trình thiết kế, công nghệ thi công, phản biện đến cơ chế vận hành công trình… của các cơ quan chức năng, các nhà khoa học đã giúp người dân thôn Linh Cận Sơn nhận thức được bản chất vấn đề. Từ đó, người dân thay đổi thái độ chống đối đi đến chỗ đồng thuận, tự nguyện ủng hộ việc triển khai dự án mà nhiều ý kiến của người dân tại hội nghị toàn thể của thôn Linh Cận Sơn tổ chức ngày 19/12/2019 đã minh chứng rõ điều đó. Chứ không phải như lý lẽ xuyên tạc của các linh mục đưa ra là “dùng đủ cách, như dụ dỗ, dọa dẫm, chạy chọt, và nhất là dùng truyền thông để bêu xấu người dân và các linh mục, những người đứng lên bảo vệ cho người dân, thậm chí họ còn hăm dọa giết các linh mục nữa”. Sự thay đổi thái độ của người dân thôn Linh Cận Sơn bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức và quan trọng hơn, đó là họ thấy được lợi ích to lớn mà dự án đem lại với chính cuộc sống và tương lai cho chính bản thân họ. Điều đó thể hiện tình cảm “nhiễu điều phủ lấy giá gương” và trách nhiệm cộng đồng của người dân thôn Linh Cận Sơn đối với tương lai của người dân 22 xã của TX Ba Đồn và huyện Quảng Trạch. Trong khi đó một số linh mục đang mục vụ tại các xã vùng nam TX Ba Đồn lại bộc lộ ý đồ chống đối của mình khi tìm mọi thủ đoạn để cản trở dự án từ rao giảng trong nhà thờ đến dùng thần quyền, giáo lý ép buộc giáo dân tham gia phản đối, trong đó phải điểm mặt kẻ cầm đầu là linh mục Hảo.

Cuối thư hiệp thông cho rằng “Đang khi hầu hết người dân chưa đồng thuận, chính quyền đã cho khởi công xây dựng. Đó là một sự bất chấp và coi thường người dân từ phía chính quyền”. Cần phải hiểu rằng quá trình khảo sát, thiết kế, lựa chọn công nghệ thi công công trình, chủ đầu tư là Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Quảng Bình đã tính toán rất kỹ lưỡng, thuê đơn vị tư vấn, đơn vị thiết kế có uy tín, mời các nhà khoa học thủy lợi đầu ngành của nước ta tham gia trong tất cả các khâu của dự án. Trong đó vấn đề an toàn cho công trình chính là ưu tiên số một được các bên đặc biệt quan tâm. Điều đó thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình luôn quan tâm chăm lo đến cuộc sống, sinh hoạt, tương lai của người dân, nhất là vấn đề an toàn của người dân ở gần dự án. Quy trình thiết kế công trình thủy lợi đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt, đầy đủ các quy định của pháp luật, nguyên tắc của khoa học thủy lợi, chứ không phải đơn giản như các vị linh mục lầm tưởng. Rõ ràng đây là sự xuyên tạc, bịa đặt một cách trắng trợn của số linh mục nói trên nhằm kích động người dân vùng nam TX Ba Đồn tụ tập biểu tình, cản trở việc thi công dự án.

Thấy gì qua “Thư kêu gọi hiệp thông v/v xây dựng đập Rào Nan”

Phối cảnh đập Rào Nan

Chính người dân mới là người gắn bó cả cuộc đời với đồng ruộng, với quê hương TX Ba Đồn. Nếu còn chống đối, cản trở dự án, thì chính người dân đang tự làm khổ cho bản thân và thêm gánh nặng cho chính quyền địa phương mà không thể đổi đời, giàu có lên được. Còn các linh mục thì ích kỷ, họ chỉ biết cho bản thân mình khi đạt được ý đồ và tích điểm về thành tích chống đối. Khi kết thúc sứ vụ của mình, các linh mục sẽ được Tòa giám mục Hà Tĩnh điều chuyển đi nơi khác. Lúc đó, một khi vấp phải sự phản đối của người dân, dự án không thể triển khai được buộc phải chuyển đi địa phương khác, hậu quả để lại ai gánh, chắc chắn không ai khác chính là người dân các xã vùng nam TX Ba Đồn. Bởi vậy, đề nghị người dân, nhất là bà con giáo dân cần hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, phương pháp, công nghệ thi công, nguyên tắc, cơ chế vận hành công trình để đồng lòng, ủng hộ dự án triển khai đúng tiến độ. Cần phải tỉnh táo, biết đặt lợi ích của cả cộng đồng lên trên âm mưu, ý đồ xuyên tạc, chống phá của các phần tử phản động, chống đối; không nên mắc mưu nghe theo lời kích động, xúi bẫy của các linh mục mà tự kìm hãm, khóa chặt đời sống chính mình trong cảnh nghèo đói và lạc hậu.

Đức Cường
Nguồn:  Việt Nam thời luận

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây