Trang chủ Loa Phường Bàn về góc nhìn của nhóm Luật Khoa về thập niên vừa...

Bàn về góc nhìn của nhóm Luật Khoa về thập niên vừa qua (2)

162
0

Như đã đề cập trong bài trước, danh sách 9 “sự kiện, biến động và khuynh hướng lớn nhất của nền chính trị ở Việt Nam” mà nhóm Luật Khoa tạp chí là Trịnh Hữu Long, Phạm Đoan Trang khoa trương, thực chất chỉ là 9 đặc trưng, thay đổi của cái gọi là “phong trào dân chủ” của họ trong 1 thập kỷ qua mà thôi. Bởi góc nhìn phiến diện, méo mó, chỉ thừa nhận những “sự kiện, biến động và khuynh hướng” của chính bản thân và đồng bọn của họ mà không thể nhìn xa, nhìn rộng, nhìn khách quan những biến động thời cuộc Việt Nam thập niên qua. Vậy nên bài tổng kết của nhóm Luật Khoa chẳng khác nào mấy cuốn sách “Thế hệ F”, “Từ Facebook xuống đường” , “Chính trị bình dân”… do Đoan Trang biên soạn, chỉ chứa được tầm nhìn về “phong trào dân chủ” của họ để ca tụng, để PR, cổ vũ đồng bọn đừng thoái chí mà thôi

Bàn về góc nhìn của nhóm Luật Khoa về thập niên vừa qua (2)

Cũng trong chính góc nhìn này của họ, người đọc có thể dễ dàng nhặt đống sạn về chất lượng thông tin. Bài viết của Luật khoa Tạp chí thiếu chính xác và khách quan trên 2 điểm:

Một: bài chỉ  mô tả “9 khuynh hướng” của chính trị Việt Nam theo lối định tính, không kèm số liệu định lượng, nên nặng về cảm tính. Nó đưa độc giả đến một số ấn tượng sai lầm – như phong trào chống Cộng ngày càng mạnh, chế độ ngày càng chia rẽ và mất kiểm soát, xã hội ngày càng xuống cấp và đẩy người dân đến chỗ tuyệt vọng, khiến cách mạng đường phố có cơ hội nổ ra. Trong thực tế, từ năm 2017 đến nay, phong trào chống Cộng ngày càng yếu do thiếu tiền tài trợ; chế độ đang siết lại nội bộ và tăng cường kiểm soát xã hội; cả người dân lẫn nhà đầu tư nước ngoài đều tương đối lạc quan trước đà tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Việc phong trào chống Cộng tổ chức được biểu tình lớn vào mùa hè hằng năm trong giai đoạn 2011-2018, nhưng không làm được việc này vào năm 2019, dù được khuyến khích bởi biểu tình ở Hong Kong và xung đột trên Biển Đông, là bằng chứng cho thấy cán cân thực lực đang không nghiêng theo hướng mà bài viết mô tả.

Hai: bài viết chứa nhiều thông tin sai. Chẳng hạn:

Thông tin sai trong bài Thực tế
Trước năm 2011, các NGO có ảnh hưởng không đáng kể. Giai đoạn 2000-2010 là thời hoàng kim của các NGO có tư cách pháp nhân. Việc phương Tây giảm tài trợ cho họ từ năm 2010, và cách mạng đường phố Arab nổ ra năm 2011, khiến các nhóm biểu tình tạm trỗi dậy và tranh chỗ với họ trên sân khấu.
“Không có bất kỳ một cuộc cải cách thể chế nào được khởi xướng để chống tham nhũng một cách có hệ thống.” Giai đoạn 2016-2019 chứng kiến quá trình cải cách hành chính theo hướng tinh giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh, cùng sự xuất hiện của những văn bản như Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Nhiều thay đổi trong số này nhằm ngăn chế độ rơi sâu vào chiều hướng tài phiệt.
Trung Quốc đã thành công khi áp dụng chiến lược “tằm ăn dâu” trên Biển Đông. Số công trình phòng thủ mà Việt Nam xây thêm trên Biển Đông sau năm 1988 hiện lớn nhất khu vực, dù quy mô nhỏ hơn các công trình của Trung Quốc. Các đợt gây hấn của Trung Quốc trong thập kỷ vừa qua không khiến Việt Nam chùn bước trong chính sách ngoại giao, trong khi họ làm được điều này với các nước ASEAN còn lại. Sau sự kiện Tư Chính, Việt Nam đã tăng cường hợp tác, quốc phòng an ninh đa phương, đồng thời được xem là nước ASEAN cứng rắn nhất với Trung Quốc.
Lượng người xuất cư lớn cho thấy nước Việt Nam là nơi không đáng sống, đang đứng trước nguy cơ tồn vong. Trong suốt dòng lịch sử, Việt Nam vẫn giảm áp lực dân số và mở rộng nhờ di cư. Những người di cư mới không cắt đứt hoàn toàn quan hệ với quê hương, mà gửi một lượng lớn kiều hối giúp phát triển kinh tế. Tỉ lệ di cư của Việt Nam hiện nay không thấm vào đâu so với tỉ lệ di cư của Ireland thuộc Anh trong “Nạn đói Khoai tây” hồi thế kỷ 19.

Thứ ba, về động cơ, bài viết của Luật khoa Tạp chí có dấu hiệu thiên vị những lực lượng dân chủ cùng phe cánh với họ và thiên vị những nhóm này, không thèm “quan tâm hay đánh giá” đến nhiều nhóm “xã hội dân sự” cũng như “chống cộng” khác. Dễ thấy, ngoài việc thiên vị phong trào chống Cộng như đã đề cập, bài này còn thiên vị nhóm Nhật ký Yêu nước, mà cả Phạm Đoan Trang lẫn Trịnh Hữu Long đều tham gia. Trong thực tế, “xã hội dân sự” không có tư cách pháp nhân đã hoạt động sôi nổi ở Việt Nam từ thời Khối 8406 ra đời năm 2006.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây