Trang chủ Đối tượng Bàn về góc nhìn của nhóm Luật Khoa về thập niên vừa...

Bàn về góc nhìn của nhóm Luật Khoa về thập niên vừa qua (1)

1
0

Ngày 30/12/2019, Phạm Đoan Trang và Trịnh Hữu Long đã viết một bài trên trang Luật khoa Tạp chí do họ quản lý, để “nhìn lại và đánh giá những sự kiện, biến động và khuynh hướng lớn nhất của nền chính trị ở Việt Nam” trong 1 thập kỷ vừa qua.

Bàn về góc nhìn của nhóm Luật Khoa về thập niên vừa qua (1)

Trong bài, họ đã liệt kê 9 khuynh hướng, bao gồm:

Khuynh hướng Diễn giải của Luật khoa Tạp chí
1. Sự nổi lên của xã hội dân sự Từ 2010 trở về trước, xã hội dân sự là một khái niệm xa lạ và nhạy cảm, các NGO chỉ “mang tính chất phụ họa và tư vấn cho chính quyền”. Sau khi Nhật ký Yêu nước phát động biểu tình năm 2011, xã hội dân sự mới đủ sức “trực tiếp huy động quần chúng gây sức ép buộc chính quyền phải thay đổi thái độ, hành vi và thể chế”.
2. Môi trường suy thoái theo cấp số nhân Nhà nước đưa ra một loạt các chủ trương lớn và dự án gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến hơn 71 nghìn người chết vì ô nhiễm mỗi năm. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ họp kín, trấn an dư luận và đàn áp các “nhà hoạt động môi trường”, không có giải pháp chống ô nhiễm.
3. Cưỡng chế đất trên diện rộng Nhà nước lợi dụng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai để cướp đất của nông dân, giao cho các “tập đoàn đỏ” “để đổi lấy sự trung thành với chế độ”. Dù vấn đề này đã tồn tại từ lâu, sự xuất hiện của mạng xã hội khiến nó “được phơi bày ở một quy mô lớn chưa từng thấy”.
4. Các tập đoàn ‘tư bản đỏ’ lũng đoạn chính trị “Các tập đoàn, công ty lớn đang nổi lên, trở thành những thế lực hùng mạnh có đủ khả năng lũng đoạn cả nền kinh tế lẫn chính trị Việt Nam”; thông qua việc “sử dụng chính guồng máy chính sách làm công cụ phục vụ cho mình” và “thao túng truyền thông, cả báo chí chính thống lẫn mạng xã hội”. “Nền chính trị Việt Nam đã chính thức bước vào chế độ tài phiệt (plutocracy)”.
5. Hình hài mới của các cuộc tranh giành quyền lực Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không bao gồm những cải cách thể chế giúp ngăn chặn tham nhũng một cách lâu dài, mà thực ra chỉ là “đấu đá quyền lực trong Đảng”. Thay vì chỉ “dàn xếp về mặt chính trị với nhau” như trước đây, các “phe” bắt đầu gia tăng “xu hướng xử lý về mặt pháp lý”, với các bản án trải từ án tù cho đến tử hình.
6. Chính trị xoay vần theo các hiệp định thương mại Quá trình đàm phán, ký kết 2 hiệp định thương mại TPP và EVFTA đã “chi phối chính trị Việt Nam gần như cả thập kỷ qua”, giúp các nhóm hoạt động có cơ hội kêu gọi Mỹ, EU gây sức ép lên Việt Nam trong “hàng loạt vấn đề nhân quyền gai góc”.
7. Tranh chấp chủ quyền và chính sách ‘đu dây’ trong đối nội, đối ngoại Đáp lại chiến lược lấn chiếm theo kiểu “tằm ăn dâu” của Trung Quốc, Nhà nước Việt Nam chỉ dùng chính sách “4 Không”, “đu dây” và đàn áp biểu tình. Các chính sách này cho thấy Nhà nước Việt Nam không có cả quyết tâm giữ nước, sự minh bạch lẫn sự dân chủ.
8. Mạng xã hội trở thành cuộc sống Nhờ mạng xã hội, lần đầu tiên mọi người dân Việt Nam đều có năng lực để xuất bản và thảo luận, vận động chính trị; trong khi mọi quan chức Việt Nam đều có thể bị tố cáo sai phạm. “Mạng xã hội, nhất là Facebook, đã trở thành ‘mặt trận truyền thông’, là nơi đảng Cộng sản và các xu hướng chính trị đối lập cạnh tranh để gia tăng ảnh hưởng, thu hút quần chúng. (…) Không chỉ là mặt trận, mạng xã hội đã thực trở thành cuộc sống của người Việt Nam”.
9. Cuộc đào thoát khỏi quê hương Người Việt Nam tìm mọi cách để bỏ sang nước ngoài sống. Điều đó cho thấy Việt Nam không phải là nơi đáng sống, nước Việt Nam đứng trước nguy cơ tồn vong.

Nhìn về bản chất, những gì Luật khoa Tạp chí trình bày không phải là 9 khuynh hướng nổi bật của chính trị Việt Nam trong 10 năm vừa qua. Chúng chỉ là 9 chủ đề tuyên truyền nổi bật của dư luận chống Cộng Việt Nam trong riêng năm 2019. Chẳng hạn, chúng không bao gồm những khuynh hướng chính trị, xã hội quan trọng mà dư luận chống Cộng không quan tâm – như sự phục hồi của nền kinh tế, quá trình đô thị hóa, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, việc cải cách hành chính theo hướng tinh giản, hoặc việc kêu gọi theo đuổi mô hình “Nhà nước kiến tạo”… Chúng cũng không bao gồm những chủ đề mà dư luận chống Cộng quan tâm trong những năm trước của thập kỷ – như suy thoái kinh tế, sự gia tăng bạo lực của cảnh sát, sự xuống cấp của nền giáo dục… Trong khi đó, vấn đề “Xuất cư” lại được đưa vào danh sách trên, dù nó không gây bức xúc cho cộng đồng nào khác ngoài giới chống Cộng (vốn có ký ức và tương lai gắn liền với việc tị nạn chính trị), và bản thân giới chống Cộng cũng không nói nhiều về chủ đề này trong những năm trước 2019.

Như vậy, danh sách 9 điểm chỉ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về dư luận chống Cộng trong năm 2019, cùng các hướng phát triển chính của nó trong năm 2020. Danh sách cũng cho thấy dư luận chống Cộng lệ thuộc nặng vào mạng xã hội, các nhóm biểu tình, ô dù phương Tây, và việc khai thác các mâu thuẫn trong xã hội. Qua việc vùng dư luận này chỉ tập trung khai thác các mâu thuẫn, các động lực phá hoại, và hầu như không nhắc đến sự phát triển kinh tế, văn hóa hay các nỗ lực cải tổ ôn hòa; có thể thấy nó không có cùng lợi ích với đa số người dân Việt Nam hiện nay. Thông tin mà nó cung cấp cũng sẽ bị bóp méo vì những hạn chế và sự lệ thuộc vừa kể.

(Còn nữa)

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây