Trang chủ Bản tin Dân chủ Ai là thù địch, phản động?

Ai là thù địch, phản động?

216
0

Ai là thù địch, phản động?

Câu chuyện các thế lực thù địch, phản động lâu nay luôn tìm các công kích, chống phá bằng nhiều thủ đoạn nham hiểm và quyết liệt hòng phá vỡ khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, khối đồng thuận xã hội, gây nên sự ly tán, chia rẽ. Bản chất, mục đích của chúng không thay đổi, nhưng thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Mới đây, bài viết “Thù địch phản động là ai?” được chia sẻ rộng rãi trên các trang lề trái đã thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả. Vậy thực hư của câu chuyện này là gì, có đúng như những gì được viết hay không? Người viết xin mạo muội chỉ ra vài điểm sau đây:

Thông thường, chúng ta vẫn hay hiểu theo cách “phản động” là từ được dùng để chỉ ý kiến hoặc hành động phản đối, chống đối các phong trào chính trị hoặc phong trào xã hội được cho là đúng đắn, tiến bộ. Trái nghĩa với “phản động” là “cách mạng”, “tiến bộ”. Hệ tư tưởng phản động cũng có thể cực đoan, theo nghĩa cực đoan chính trị nghĩa với “phản động” là “cách mạng”, “tiến bộ”.

Như vậy có thể thấy mục đích tối thượng, chiến lược của các thế lực thù địch, phản động là chống phá cách mạng, chống phá Đảng nhằm làm cho Đảng và nhân dân ta xa rời, từ bỏ mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; xa rời, từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tức là làm cho cán bộ, đảng viên ta từ bỏ nền tảng tư tưởng – vũ khí tinh thần, từ bỏ thế giới quan, phương pháp luận khoa học, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.

Khoan hãy nói tới các lập luận, quan điểm được giới bồi bút lề trái đưa ra trong các luận điệu chống phá kia, chúng ta nhận thấy ngay nào là nói đến tổng thống Donald Trump với mục tiêu tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản; nào là chính quyền Bắc Kinh xâm chiếm biển Đông; nào là các vấn đề tiêu cực, tham nhũng trong nội bộ các cơ quan công quyền… Tuy không liên quan đến nhau nhưng chúng đều chĩa mũi rìu của dư luận vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, cũng như niềm tin của quần chúng nhân dân vào chế độ.

Chỉ có thù địch, phản động mới đòi hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đưa ra những luận điệu cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo là “mất dân chủ”, “chuyên chế”, “bóp nghẹt dân chủ”…; rằng, phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có “dân chủ” trong Đảng và trong đời sống xã hội. Chúng, phủ nhận quyền lãnh đạo của Đảng. Và như thế họ đã quên đi trong 90 năm qua, Đảng đã lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người tự do, làm chủ  và xây dựng đất nước không ngừng phát triển như ngày nay, sánh vai với các nước trên thế giới.

Chỉ có phản động, thù địch mới đưa ra quan điểm những nhà lãnh đạo nước nhà mở toang cửa cho Trung Quốc tự do ra vào, độc chiếm biển Đông… Nhưng họ nào biết Việt Nam đang củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, khẳng định dấu ấn bản lĩnh và vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong vấn đề Biển Đông, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp, phù hợp với luật pháp quốc tế, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác.

Và chắc chỉ có phản động, thù địch mới ngu dốt tuyên bố rằng cộng sản đã hủy hoại tài nguyên môi trường, làm suy yếu sức mạnh dân tộc, làm nhu nhược tinh thần nhân dân; làm cản trở tiến trình phát triển của đất nước. Dù biết đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và người dân luôn muốn nhìn thấy hình ảnh những người lãnh đạo phải luôn là “khuôn vàng thước ngọc” trong cuộc sống. Nhưng trong cuộc sống phải có người này, kẻ khác, những con sâu làm rầu nồi canh. Và có vẻ như họ đã quên rằng từ năm 2016 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 1 Ủy viên Bộ Chính trị và 18 Ủy viên và nguyên Ủy viên Trung ương Đảng… Cuộc đấu tranh chống tham nhũng lãng phí, tấn công vào nhóm lợi ích, triệt hạ nhóm tư bản thân hữu đang ngày càng quyết liệt. Thái độ quyết tâm của Đảng, Chính phủ trong việc xử lý tới cùng tội phạm tham nhũng đang được cả xã hội đồng tình hưởng ứng.

Dẫu biết rằng, khoảng cách, danh giới giữa phản động – tiến bộ thường không rõ ràng, đôi khi còn phụ thuộc vào thể chế chính trị, bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế – xã hội, trình độ dân trí, phong tục, tập quán tại từng thời điểm, từng địa bàn. Nhưng mỗi chúng ta cần hết sức cảnh giác, cần phải có một cái đầu lạnh để tập trung phân tích, đánh giá các thông tin, sự việc trong điều kiện hiện nay, dưới tác động của nhiều lợi ích, nhiều xu thế phức tạp của quá trình toàn cầu hóa, của sự phát triển khoa học, công nghệ…

Thiết nghĩ, phạm trù “phản động” hay “thù địch” chắc hẳn sẽ có nhiều người có ý kiến khác nhau, không có định nghĩa rõ ràng thống nhất và làm hai lòng được mọi người cả. Chỉ có điều là công dân thì phải sống, làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật và những chuẩn mực xã hội thời đại mà thôi.

Cỏ Úa

Nguồn: Bản tin dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây