Trang chủ Đối tượng Sự thật đằng sau của “Đại kỷ nguyên”

Sự thật đằng sau của “Đại kỷ nguyên”

156
0

Điều tra của Facebook cho biết Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times) có trụ sở tại Hoa Kỳ với các cá nhân tại Việt Nam đang làm việc cho Đại Kỷ Nguyên.

Báo cáo dài 39 trang của Facebook vừa công bố tháng 12/2019 được Facebook phối hợp thực hiện với các nhà nghiên cứu độc lập của nhóm nghiên cứu Graphika và Phòng thí nghiệm nghiên cứu pháp y kỹ thuật số (DFRLab) của Hội đồng Đại Tây Dương.

Sự thật đằng sau của “Đại kỷ nguyên”

Hai ảnh profile của admin trang Facebook được xác định giả 100%, do công cụ tự động cắt ghép ảnh lấy từ trên mạng.

Kết quả điều tra phát hiện các nhóm, trang của Đại Kỷ Nguyên được điều hành bởi các tài khoản giả mạo. Trong một số trường hợp, 6 quản trị viên của một nhóm là tài khoản giả. Hàng tá tài khoản giả có hình profile được tạo ra bởi AI. Các tài khoản giả khác sử dụng ảnh profile nhặt từ các ảnh trên mạng ghép lại. Việc post bài cũng bị phát hiện sử dụng công cụ tự động gọi là Postcron, không có sự can thiệp của con người. Đặc biệt, nhiều nhóm tập trung vào chính trị Mỹ nhưng lại chủ yếu được điều hành, quản lý từ Việt Nam.

Sự thật đằng sau của “Đại kỷ nguyên”

Facebook đã xóa một số trang Facebook tiếng Việt có liên kết trực tiếp đến Đại Kỷ Nguyên, trong đó có một trang được xác minh tick xanh với gần 9 triệu người theo dõi, và một trang khác có 12,6 triệu người theo dõi.

Các trang bằng tiếng Việt này đưa thông tin với nội dung phong phú từ văn hóa, thể thao tới chính trị. Với những bài về chính trị Mỹ, khi được dịch ra, ngôn ngữ được sử dụng trên các trang này có vẻ trung lập, cố gắng không đứng về phe nào. Nhưng bài báo mà các nội dung này liên kết đến thì vô cùng thiên lệch, mang nặng tính đảng phái, theo nghiên cứu của Facebook.

Những bài về chính trị Mỹ nghiêng về ủng hộ Trump. Ví dụ các tiêu đề bài báo chính ngày 19/12/2019 trên trang là về việc ông Trump gây quỹ 5 triệu đô là vào ngày luận tội ông, sử dùng nguồn tin là trang ủng hộ Trump có tên Breitbart. Đồng thời đăng các tin nhắc đi nhắc lại tweet của ông Trump rằng vụ luận tội là tồi tệ và rằng ông không làm gì sai.

Nhiều người dùng internet cho biết: Không biết thấy các trang này đăng rất nhiều bài viết lạm dụng hình ảnh Phật giáo, Thiên Chúa giáo để tuyên truyền cho Lý Hồng Chí là Phật Di Lạc hay là Chúa Cứu Thế, hướng người xem đến những câu chuyện hoang đường, dĩ nhiên có rất nhiều người ko thấy nhưng vẫn tin.

Lê Thanh

Nguồn: Nghệ An thời báo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây