Trang chủ Luận bàn - Phản biện Sách tập đọc của trẻ nhỏ có cờ Trung Quốc – cần...

Sách tập đọc của trẻ nhỏ có cờ Trung Quốc – cần xử lý nghiêm các nhà xuất bản

158
0

Trước đó câu chuyện trong cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí có tranh in cờ Trung Quốc được người đại diện chịu trách nhiệm xuất bản lý giải do đó là sách được mua bản quyền để dịch và trong hợp đồng ký kết là giữ nguyên nội dung và hình ảnh như bản gốc đã gây ra những dư luận không tốt về trách nhiệm của những nhà xuất bản thì gần đây lại một câu chuyện tương tự xảy ra khi xuất hiện cuốn sách dạy học vần tiếng Việt cho trẻ em cũng in cờ Trung Quốc. Sự việc được phát hiện thông qua phản ánh của phụ huynh khi có con em sử dụng cuốn sách. Trường hợp này thậm chí còn gây phẫn nộ hơn bởi nó do người Việt Nam soạn, hoàn toàn không phải sách dịch. Cụ thể là cuốn Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1) của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, NXB Đại Học Sư Phạm, được nộp lưu chiểu tháng 1-2012. Ở bài 14 (học chữ C) có in những con vật, đồ vật có chữ cái là “C”, trong đó có lá cờ của Trung Quốc.

Sách tập đọc của trẻ nhỏ có cờ Trung Quốc - cần xử lý nghiêm các nhà xuất bản

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến sự việc, PGS.TS Đinh Ngọc Bảo, Giám đốc NXB ĐH Sư phạm cho biết: NXB có lỗi khi chưa phát hiện ra đã cho xuất bản cuốn sách. Lỗi ở đây là do tác giả và đối tác liên kết (Công ty CP in Dịch vụ văn hóa Sư phạm) không kiểm tra kĩ bản thảo trước khi in thử. Bản thảo này tiếp tục đưa về NXB ĐH Sư phạm để biên tập, đọc duyệt, tuy nhiên tại đây người biên tập cũng không phát hiện ra những sai sót này. Trong khi đó đối tác liên kết đã tiến hành in thử một số để quảng cáo, tiếp thị, sau khi in thử mới phát hiện ra những sai sót trên và đã cho sửa chữa kịp thời trong bản in sau…”

Có thể thấy đây là một câu trả lời thiếu thuyết phục. Được biết, quy trình để xuất bản một cuốn sách phải cần rất nhiều khâu: từ việc nhận bản thảo sẽ giao cho biên tập viên biên tập lại, trưởng ban đọc duyệt, sau đó đến tổng biên tập đọc duyệt và ký vào bản bông, sau đó mới ký quyết định xuất bản. Nếu một cuốn sách qua tất cả các khâu kiểm tra kể trên thì liệu có sự cố đó xảy ra.

Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm của những nhà xuất bản ở đâu khi trong cuốn sách dành cho trẻ nhỏ lại in cờ của nước khác (đặc biệt là cờ Trung Quốc). Liệu có âm mưu, ý đồ gì đằng sau việc làm đó hay không? Ai cũng hiểu trẻ nhỏ đang còn như tờ giấy trắng sai lệch về hình ảnh cờ của quốc gia mình, sai lệch về lịch sử của đất nước mình thử hỏi sau này những đứa trẻ đọc được những cuốn sách đó có nhầm lẫn cờ của quốc gia mình cũng nhầm lẫn luôn đất nước mình hay không? Thực sự rất nguy hiểm!

Chúng ta cũng nhận thức được vấn đề Trung Quốc đang dùng đủ thủ đoạn để đồng hóa, để gây ra những ngộ nhận về việc Việt Nam phụ thuộc, hay Việt Nam chấp nhận những điều mà Trung Quốc vẽ nên như trước đó là việc bản đồ xuất hiện đường lưỡi bò trên các thiết bị, ứng dụng ở Việt Nam. “Thâm như Tàu” là câu nói được đúc kết để nói về âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc, do đó, trong bất kỳ một lĩnh vực nào không chỉ riêng về lĩnh vực xuất bản báo chí, sách báo cũng phải thật sự cảnh giác, thực sự có trách nhiệm với các sản phẩm đưa ra cho xã hội của mình. Và chắc hẳn cũng cần có những biện pháp xử lý nặng, nghiêm minh các cơ sở in ấn để xảy ra những sự việc như vừa qua./.

NGẠO

Nguồn: Nhân quyền Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây